Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 128 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 128 Tập 2
Câu 1 (trang 128 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: X+ thông minh (như ngôi nhà thông minh, người tiêu dùng thông minh,…). Hãy tìm thêm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình trên.
Trả lời:
X + tặc: tin tặc, không tặc, lâm tặc, hải tặc…
X+ học: hóa học, văn học, sử học, địa lí học, vật lý học…
X+ hóa: công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa…
Câu 2 (trang 128 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Tìm thêm ít nhất một mô hình cấu tạo các từ ngữ mới tương tự mô hình nêu ở bài tập 1. Liệt kê những từ ngữ mới được cấu tạo từ (các) mô hình mà em vừa tìm được.
Trả lời:
X+ học: hóa học, văn học, sử học, địa lí học, vật lý học…
X+ sĩ: họa sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ…
X+ hiệu: biệt hiệu, biển hiệu, huy hiệu…
Câu 3 (trang 128 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau. Trong các trường hợp này, trường hợp nào từ ngữ được dùng theo nghĩa mới?
a1. Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho.
(Ca dao)
a2. Chúng tôi thích la cà ở những quán cóc bên hè phố.
b1. Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy.
b2. Lúc xảy ra hoả hoạn, đội cứu hoả đã đến kịp thời để chữa cháy.
Trả lời:
* Từ “cóc”:
– Nghĩa từ “cóc” trong câu (a1): chỉ loài lưỡng cư da sần sùi, thường sống ở ao hồ.
– Nghĩa từ “cóc” trong câu (a2): chỉ những quán ăn, quán uống bình dân, nhỏ lẻ, thường nằm ven đường.
→ Từ “cóc” (a2) dùng theo nghĩa chuyển.
* Từ “chữa cháy”
– Nghĩa từ “chữa cháy” trong câu (b1): chỉ hành động sửa sai lầm đã gây ra.
– Nghĩa từ “chữa cháy” trong câu (b2): chỉ hành động dập tắt đám cháy.
→ Từ “chữa cháy” trong câu (b1) dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 4 (trang 128 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ở các trường hợp sau (chú ý các cụm từ/ câu được in đậm):
a. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)
c. Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)
d. Sông Ðáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả,
(Nguyễn Quang Thiều, Sông Đáy)
Trả lời:
a. Cách kết hợp động từ uống với đối tượng ánh trăng tan: hình ảnh thơ mộng, bay bổng, gợi lên những cảm xúc nhẹ nhàng, thanh tao và suy tư về cuộc sống.
b. Hình ảnh thơ sinh động:
Sóng cỏ: Cỏ mọc dày, cao, đung đưa như những làn sóng xanh.
Gợn tới trời: Cánh đồng cỏ trải dài, rộng lớn, như nối liền với bầu trời.
c. mùa xuân chín gợi liên tưởng đến màu vàng óng ả của hoa mai, hoa đào, của nắng xuân, mới mẻ, bất ngờ, gợi cảm hơn, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc hơn.
d. Sông Đáy chảy vào đời tôi: hình ảnh ẩn dụ, thể hiện sự hòa quyện, gắn bó sâu sắc giữa dòng sông và cuộc đời con người.
Câu 5 (trang 128 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Theo em, những cách kết hợp từ được đề cập đến trong bài tập 4 có phải là cách diễn đạt mới của cộng đồng không? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?
Trả lời:
– Theo em, những cách kết hợp từ được đề cập đến trong bài tập 4 có phải là cách diễn đạt mới của cộng đồng.
– Bởi, đó cũng là một cách để làm tăng vốn từ vựng; theo ngôn ngữ hiện nay, chúng ta thường nói: ngắm ánh trăng dưới hồ, bãi cỏ, mùa hè xanh,..
—
Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây: