Tài liệu soạn bài Ôn tập trang 138 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 138 Tập 2
Câu 1 (trang 138 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Nêu và giải thích một trong những biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa hình thức và nội dung của một trong các văn bản Nhớ rừng, Mùa xuân chín, Sông Đáy.
Trả lời:
* Văn bản Nhớ rừng:
– Các dòng thơ tám chữ, gieo vần thành từng cặp liên tiếp để biểu đạt nhịp điệu dồn dập, thể hiện sự uất hận, phẫn uất của con hổ.
– Hình ảnh phong phú, sinh động, từ ngữ sử dụng sắc sảo diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường bí ẩn linh thiêng giang sơn của con hổ.
– Biện pháp điệp ngữ, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, nhân hóa,… Tâm trạng đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ.
– Nhịp điệu du dương, trầm bổng với vần liền, vần bằng và vần trắc thái độ chán chường, khinh miệt.
* Văn bản Mùa xuân chín:
– Sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ.
– Cắch ngắn nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa.
– Ngôn từ được tác giả sử dụng trong bài thơ giản dị, mộc mạc và gần gũi.
– Biện pháp: nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ láy, tính từ, ….
* Văn bản Sông Đáy:
– Thể thơ: Tự do
– Cách ngắt nhịp linh hoạt.
– Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình.
– Hình tượng mẹ xuất hiện lặp đi lặp lại.
– Phép so sánh, điệp ngữ.
Câu 2 (trang 138 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Kẻ bảng sau vào vở và điền nội dung phù hợp vào bảng:
Văn bản | Tình cảm, cảm xúc của người viết | Cảm hứng chủ đạo |
Nhớ rừng | ||
Mùa xuân chín | ||
Sông Đáy |
Trả lời:
Văn bản | Tình cảm, cảm xúc của người viết | Cảm hứng chủ đạo |
Nhớ rừng | Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. | Nỗi nhớ |
Mùa xuân chín
|
Tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức. | Tình yêu, nỗi nhớ |
Sông Đáy
|
Tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông Đáy. Từ đó, bộc lộ tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông. | Da diết |
Câu 3 (trang 138 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Qua việc đọc hiểu các văn bản trong bài học, em rút ra được điều gì về ý nghĩa/ vai trò của kí ức trong đời sống tinh thần của bản thân?
Trả lời:
Kí ức đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của chúng ta:
– Chúng là những mảnh ghép quan trọng của quá khứ, mang lại cho chúng ta những trải nghiệm, học hỏi và cảm nhận.
– Kí ức giúp chúng ta nhớ về những kỷ niệm đáng quý, những thành công và thất bại, những người thân yêu và những sự kiện đáng nhớ.
– Chúng cũng giúp chúng ta hình thành nhận thức về bản thân và xác định giá trị của cuộc sống.
– Kí ức có thể truyền cảm hứng, động viên và giúp chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Câu 4 (trang 138 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Nêu một số ví dụ về từ ngữ mới và nghĩa mới.
Trả lời:
– Xu cà na: ý nghĩa xui xẻo, mệt mỏi, buồn phiền đến mức độ chua chát.
– Ú òa: chỉ hành động gây bất ngờ, ngạc nhiên khiến người ta có thể “ngã ngửa”.
– Ao chình: từ này mang hàm nghĩa chỉ một người có kỹ năng, trình độ vượt xa các đối thủ khác.
– Ét o ét: để dùng trong những tình huống khó đỡ hoặc quá hài hước.
Câu 5 (trang 138 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Làm thế nào để bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử hấp dẫn, thu hút người đọc?
Trả lời:
Để viết một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử hấp dẫn và thu hút người đọc có thể có những lưu ý sau:
– Chọn một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử mà bạn quan tâm và có thông tin đầy đủ về nó.
– Nghiên cứu và thu thập thông tin chi tiết về địa điểm, bao gồm lịch sử, kiến trúc, văn hóa, đặc điểm nổi bật và những câu chuyện thú vị liên quan.
– Sử dụng ngôn ngữ mô tả sống động để tả cảnh quan, kiến trúc và các đặc điểm đặc biệt của địa điểm. Sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh sinh động trong tâm trí của người đọc.
– Trình bày lịch sử và giá trị văn hóa của địa điểm. Kể những câu chuyện, sự kiện hoặc truyền thuyết liên quan đến nó để làm cho nó càng thêm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của người đọc.
– Chia sẻ những trải nghiệm cá nhân của bạn khi đến thăm địa điểm, bao gồm cả cảm xúc, ấn tượng và những điều bạn học được từ nó.
Câu 6 (trang 138 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Chỉ ra ít nhất một điểm tiến bộ của em so với những bài học trước về một trong số những kĩ năng sau: trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến.
Trả lời:
So với những bài học trước, em đã có những tiến bộ sau về kỹ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự:
– Em đã có thể phân tích sự việc có tính thời sự một cách đa chiều, từ nhiều góc độ khác nhau.
– Em đã biết sử dụng ngôn rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu.
– Em đã biết kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong bài.
Câu 7 (trang 138 Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Viết đoạn văn nói về vai trò của kí ức trong sáng tác thơ ca.
Trả lời:
Kí ức đóng vai trò quan trọng trong sáng tác thơ ca. Khi tác giả nhìn lại những kỷ niệm, những trải nghiệm đã trải qua, kí ức sẽ trở thành nguồn cảm hứng và chất liệu để tạo nên những bài thơ sâu sắc và độc đáo. Kí ức có thể mang lại cho tác giả những cảm xúc mạnh mẽ, như niềm vui, nỗi buồn, tình yêu hay sự mất mát. Nhờ vào kí ức, tác giả có thể tái hiện lại những hình ảnh, âm thanh và mùi hương trong thơ ca, tạo nên sự sống động và chân thực. Kí ức cũng giúp tác giả kết nối với độc giả, khi những câu thơ mang trong mình những trải nghiệm chung, những cảm xúc chung của con người.
—
Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây: