Tài liệu soạn bài Mưa xuân Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Mưa xuân rang 51 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2
* Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 51 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Chia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết.
Trả lời:
Những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết:
– Xuân sang cho én đưa thoi/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
– Cây đào nở hoa/ Rung rinh cánh mỏng/ Tiếng chim hót vang/ Bầu trời trong xanh.
– Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
– Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc/ Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/…
Câu 2 (trang 51 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Nêu cảm nhận của em về mùa xuân.
Trả lời:
Mùa xuân là thời điểm tuyệt vời nhất trong năm, khi mọi thứ bắt đầu mới mẻ và tươi sáng. Cảm giác của em về mùa xuân là sự hân hoan, hạnh phúc và hy vọng. Mọi người đều tràn ngập năng lượng tích cực và sẵn sàng bắt đầu những dự định mới. Mùa xuân cũng là thời điểm để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên khi hoa nở rộ, cây xanh tươi tắn. Đó thực sự là khoảnh khắc đáng nhớ và đáng yêu nhất trong năm.
* Trong khi đọc
1. Theo dõi: Số tiếng trong mỗi dòng, vần, nhịp thơ
– Số tiếng: 7 tiếng
– Gieo vần: vần cách (già – xa; đầy – nay); vần liền (bay – đầy; tình – xinh),…
– Ngắt nhịp: 2/2/3; 2/5; 4/3
2. Hình dung: Khung cảnh làng quê mùa xuân
– Mưa xuân nhẹ nhàng, êm ái.
– Mùa xuân đến với hoa xoan rụng từng lớp, từng lớp.
3. Hình dung: Tâm trạng của em khi anh lỡ hẹn
Em buồn, bởi hội tan, gánh chèo rời đi, em đâu còn cơ hội để tìm anh nữa. Hình ảnh hoa xoan bị đạp dưới chân giày cũng giống như sự ngóng trông, khắc khoải và hy vọng của em vỡ vụn theo trong chiều mưa nặng hạt ấy.
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: Bài thơ là bức tranh thôn quê đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Bức tranh này giúp cho người đọc có thể tìm
lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ của cuộc sống thôn quê. Nguyễn Bính đã ghim vào tâm khảm người đọc một bản đính ước của mùa và xui người ta mong nhớ.
Câu 1 (trang 53 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
Trả lời:
– Số tiếng trong 1 dòng: 7 tiếng
– Gieo vần: vần cách (già – xa; đầy – nay); vần liền (bay – đầy; tình – xinh),…
– Ngắt nhịp: 2/2/3; 2/5; 4/3
Câu 2 (trang 53 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Bài thơ là lời tự tình của một cô gái xưng “em”. Lời tự tình ấy cho biết câu chuyện gì về cô gái?
Trả lời:
Câu chuyện trong bài là một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng cũng đầy dang dở, tâm trạng e ấp, mong chờ và niềm khao khát được gặp lại người thương của một cô gái trẻ trong đêm hội chèo làng Đặng.
Câu 3 (trang 53 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ.
Trả lời:
– Bố cục: 2
+ Khổ1: Tự bạch
+ Khổ 2 – khổ 8: Mùa xuân và câu chuyện hẹn hò
+ Khổ 9 – khổ 10: Xuân vãn và niềm hi vọng.
– Mạch cảm xúc: Tâm trạng của nhân vật “em” trong sáng, ngây thơ khi tin vào những lời hẹn vu vơ với cảm xúc buồn tủi, bẽ bàng, cùng với niềm hi vọng vào một mối tình.
Câu 4 (trang 53 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”?
Trả lời:
– Tâm trạng trong câu thơ:mưa xuân phơi phới bay: cô gái vui vẻ, háo hức, hân hoan chờ đợi chàng trai
– Tâm trạng trong câu thơ: mùa xuân đã cạn ngày: em buồn, thất vọng
Câu 5 (trang 53 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ như thế nào? Chỉ ra những hình ảnh thơ thể hiện mối liên hệ đó.
Trả lời:
– Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ mật thiết với nhau.
– Những hình ảnh thơ:
+ khung cửi, lụa trắng gợi hoàn cảnh sống nơi thôn dã.
+ hình ảnh mưa xuân: không gian đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ. Mưa xuân gọi chồi non, lộc biếc, tuổi xuân bừng lên với những cảm xúc mới mẻ.
Câu 6 (trang 53 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ?
Trả lời:
– Hình ảnh thơ sinh động, mộc mạc, gần gũi, sử dụng lối nói gián tiếp.
– Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, lối nói ví von.
– Cách ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt, giọng điệu thay đổi theo tâm trạng.
Câu 7 (trang 53 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Hãy nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ Mưa xuân và cho biết căn cứ vào đâu em xác định được chủ đề đó.
Trả lời:
– Cảm hứng chủ đạo, chủ đề: Khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân và cảm xúc tâm trạng của con người.
– Em xác định được qua các yếu tố: nhan đề, hình ảnh, câu thơ, vần điệu,…
* Viết kết nối với đọc
Đề bài: (trang 53 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân.
Trả lời:
Qua bài Mưa xuân, em cảm nhận đượckhông gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ hiện lên thật rõ nét. Đó là một không gian thanh bình, yên ả và tràn đầy sức sống. Mùa xuân hiện lên với những màn mưa bụi bay phơi phới, nhẹ nhàng như sương giăng, làm cho không gian trở nên mờ ảo và lung linh. Cánh hoa xoan tím rụng đầy, tạo nên một tấm thảm hoa rực rỡ trên mặt đất. Tiếng trống chèo vang vọng từ thôn Đoài, mang theo niềm vui và sự náo nhiệt đến cho mọi người. Qua những hình ảnh thơ đó, tác giả gieo vào người đọc một cảm xúc riêng, một điệu chân quê giữa nhiều tiếng thơ mới mẻ.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt trang 50
Mưa xuân
Thực hành tiếng Việt trang 54
Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ Vội Vàng
Tập làm một bài thơ tám chữ
Viết đoạn văn nghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ