Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 64 Tập 1 | Kết nối tri thức Ngữ văn 8

Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64văn8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 8 trang 64 Tập 1 | Kết nối tri thức Ngữ văn 8

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64

* Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Câu 1 (trang 64 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

a. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

b. Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn, bạn ấy thuộc Trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở Trường THCS Đặng Thai Mai,… tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà họ mặc. Trong cuộc thi “nhóm bạn lí tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu trên sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.

Dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai

(Kết nối tri thức với cuộc sống), NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 67)

Trả lời:

a. Câu chủ đề: Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

=> Đoạn văn quy nạp.

– Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn: Các câu đầu nêu những tấm gương về các bậc trung nghĩa. Từ đó câu chủ đề ở cuối đoạn văn mới có cơ sở để nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.

b. Câu chủ đề: Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường.

=> Đoạn văn diễn dịch.

– Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn: Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, khẳng định đồng phục không chỉ đẹp mà còn tạo nên bản sắc của mỗi trường. Các câu sau nói rõ nét đặc sắc của mỗi trường thông qua bộ đồng phục.

Câu 2 (trang 64 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Hãy sắp xếp các câu sau thành đoạn văn diễn dịch, sau đó sắp xếp lại thành đoạn văn quy nạp và cho biết dựa vào cơ sở nào, em sắp xếp như vậy.

(1) Một cô Tấm (trong truyện “Tấm Cám”) bao lần bị hại, cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu, nhưng mụ dì ghẻ và Cám – những kẻ lắm mưu mô tàn ác thì bị trừng phạt đích đáng.

(2) Một Thạch Sanh (truyện “Thạch Sanh”) chất phác, thật bụng tin người, dẫu trải qua bao khổ nạn, oan khuất rồi đến lúc cũng cưới được công chúa và lên ngôi, còn Lý Thông lừa lọc, xảo trá thì trời đất không dung tha.

(3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ước mơ công bằng được nhân dân gửi gắm vào truyện cổ tích.

(4) Một người em (truyện “Cây khế”) thật thà, hiền lành, bị anh đối xử bất công, ai ngờ cuộc sống về sau lại giàu sang hạnh phúc, trong khi người anh tham lam thì bỏ mạng giữa biển khơi.

Trả lời:

– Đoạn văn diễn dịch: (3) – (1) – (2) – (4)

– Đoạn văn quy nạp: (1) – (2) – (4) – (3)

– Cơ sở để sắp xếp: Câu (3) là câu nêu luận điểm, các câu (1), (2), (4) là câu dẫn chứng phục vụ cho việc chứng minh luận điểm ấy.

Câu 3 (trang 65 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất” (I-li-a Ê-ren-bua). Hãy xem đây là câu chủ đề, từ đó, viết hai đoạn văn, một đoạn văn đặt câu chủ đề ở đầu đoạn (diễn dịch) và đoạn văn đặt câu chủ dề ở cuối đoạn (quy nạp).

Trả lời:

– Đoạn văn diễn dịch:

Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương đất tổ nơi mình sinh ra và lớn lên. Lòng yêu nước có thể là yêu lũy tre xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu chân ruộng thơm mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên dáng mẹ còng lưng làm cỏ lúa… Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

– Đoạn văn quy nạp:

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/