Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca | Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

Tài liệu soạn bài Đàn ghi ta của Lor-cavăn12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca | Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 9 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Hãy tìm hiểu thông tin về nhà thơ Lor-ca và đất nước Tây Ban Nha trước khi đọc văn bản này.

Trả lời:

– Thông tin về nhà thơ: Lorca sinh ở thị trấn Fuente Vaqueros, tỉnh Granada, Tây Ban Nha. Năm 1909, gia đình chuyển lên Granada. Năm 1910, Federico bắt đầu tham gia hội nghệ thuật tỉnh. Năm 1914, học luật, triết học và văn học ở Đại học Granada. Năm 1918, in tập thơ đầu tiên Ấn tượng và phong cảnh (Impresiones y paisajes) và bắt đầu nổi tiếng.

– Những thông tin hiểu biết về đất nước Tây Ban Nha:

+ một đất nước nằm trong liên minh châu Âu;

+ khí hậu chia thành 3 vùng riêng biệt

+ Nền văn hóa La Mã cổ đại, với kiến trúc độc đáo như Alhambra và Sagrada Familia.

+ Tây Ban Nha cũng nổi tiếng với nghệ thuật flamenco, một loại nhạc và nhảy truyền thống.

+ Tây Ban Nha còn có nền ẩm thực đa dạng và phong phú, với các món ăn như paella, tapas và sangria.

+ Tây Ban Nha cũng có nhiều lễ hội truyền thống, như La Tomatina và Running of the Bulls.

* Đọc văn bản

1. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”?

Hình dung của em về hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật của Lor – ca lung linh như bọt nước, có thể vỡ tan bất cứ lúc nào.

2. Theo dõi: Tìm những hình ảnh thể hiện sự chuyển đổi cảm giác trong khổ thơ thứ 3.

Những hình ảnh thể hiện sự chuyển đổi cảm giác: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy.

3. Theo dõi: Tìm những hình ảnh khác xa nhau, thông thường khó liên kết với nhau, được đặt kế cận trong hai khổ thơ 5 và 6

Những hình ảnh:

không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của người nghệ sĩ Lor-ca, một nghệ sĩ khao khát tự so, dân chủ, luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật.

Câu 1 (trang 10 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Bài thơ này có gì khác thường về hình thức (dấu câu, độ dài ngắn của khổ thơ/ dòng thơ,…)? Xác định thể loại, bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả.

Trả lời:

– Hình thức thơ: toàn bộ bài thơ không có dấu câu, kết thúc bài bằng dấu ba chấm;  số từ, câu trong mỗi đoạn không đều nhau.

– Thể loại: thơ tự do.

– Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (Khổ 1): Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha

+ Phần 2 (Khổ 2, 3): Một cái chết đầy oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác

+ Phần 3 (Khổ 4,5,6,7): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.

– Mạch cảm xúc trong bài: niềm xót thương và những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.

Câu 2 (trang 10 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Tác giả Thanh Thảo đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để gợi tả hình tượng nhà thơ Lor-ca trong hai khổ thơ đầu. Những từ ngữ, hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?

Trả lời:

– Những từ ngữ, hình ảnh gợi tả hình tượng Lor-ca:

+ hình ảnh “tiếng đàn” đặt cạnh hình ảnh bọt nước: nghệ thuật của Lor – ca lung linh như bọt nước, nhưng lại có thể vỡ tan bất cứ lúc nào, đó cũng là số phận ngắn ngủi của Lor – ca.

áo choàng đỏ gắt: gợi hình ảnh đấu trường, cuộc đấu tranh gay gắt giữa một bên là khát vọng tự do, một bên là bọn phát xít độc tài.

– Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao: hình ảnh người nghệ sĩ Lor – ca say sưa với ca từ ngợi ca tự do trên quê hương.

– bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ: cái chết bi thảm đột ngột ập đến với Lor – ca.

– Lor – ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du: hình ảnh hiên ngang của Lor – ca khi cận kề cái chết, chàng chỉ say mê với những cách tân nghệ thuật chân chính.

→ Những từ ngữ, hình ảnh đã làm toát lên vẻ đẹp của Lor-ca với một niềm khao khát, say mê trong cuộc hành trình canh tân nghệ thuật.

Câu 3 (trang 10 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Tìm một số biểu tượng được sử dụng trong bài thơ. Lí giải ý nghĩa của những biểu tượng đó.

Trả lời:

Một số biểu tượng trong bài thơ:

– tiếng ghi ta nâu: màu của đất, màu cây đàn, màu làn da,… gợi sự trầm tư, suy nghĩ.

– tiếng ghi ta lá xanh: màu của sự sống, cây cỏ gợi thiết tha, hi vọng.

– tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.

– tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy: gợi sự đau đớn, nghẹn ngào.

– bầu trời cô gái ấy: hình ảnh ẩn dụ cho đất nước Tây Ban Nha. Bầu trời u ám, ảm đạm thể hiện sự đồng cảm của tác giả với những khó khăn, thử thách mà đất nước Tây Ban Nha đang phải đối mặt.

– Hình ảnh máu chảy: biểu tượng cho sự hy sinh của Lor-ca trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài Franco.

– Hình ảnh cỏ mọc hoang: thể hiện sức sống phi thường của nghệ thuật và tinh thần bất khuất của con người.

– Hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng: biểu tượng cho sự thương tiếc, đau buồn trước sự hy sinh của Lor-ca.

Câu 4 (trang 10 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2):  Việc lặp lại âm thanh tiếng đàn “li-la li-la li-la” có tác dụng gì?

Trả lời:

Âm thanh tiếng đàn li-la li-la li-la đó là âm thanh tiếng đàn xuất hiện hai lần trong bài thơ.

– Lần thứ nhất, được vang lên trong không gian dữ dội của đất nước Tây Ban Nha, nó như lời ca tranh đấu.

– Lần hai, nó vang lên trong lặng im bất chợt, vang lên từ cõi vô cùng và sự bất diệt. Li-la còn là tên gọi khác của loài hoa tử đinh hương, loài hoa thường nở rộ ở Tây Ban Nha vào mùa xuân với sắc tím mơ màng, đầy ám ảnh.

Câu 5 (trang 10 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2):  Nhạc điệu của khổ thơ thứ hai, thứ ba có gì đặc biệt và được tạo nên từ những yếu tố nào?

Trả lời:

– Nhạc điệu ở hai khổ thơ có phần nhanh, mạnh, gấp gáp.

– Chúng được tạo lên từ những âm thanh, hình ảnh tiếng đàn ghita nâu, tròn, vỡ tan

Câu 6 (trang 11 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nêu cảm nhận của bạn về hình tượng nhà thơ Lor-ca được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Hình tượng nhà thơ Lor-ca được thể hiện trong bài thơ:

– Tình yêu tha thiết của Lorca với quê hương đất nước.

– Lor-ca hiểu những cách tân nghệ thuật.

– Trên hành trình vươn tới lí tưởng trong một thế giới bạo tàn, hình ảnh Lor-ca hiện lên vừa đáng ngưỡng mộ vừa khiến người đọc không khỏi xót thương.

Câu 7 (trang 11 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca, thương xót trước sự tài hoa nhưng bạc mệnh của nhà thơ Lor-ca.

Câu 8 (trang 11 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Xác định chủ đề, tư tưởng và thông điệp của bài thơ. Chủ đề, tư tưởng và thông điệp đó được thể hiện thông qua những biện pháp tu từ nào?

Trả lời:

– Chủ đề, tư tưởng: khúc ca bi tráng về cuộc đời Lorca, còn là tiếng nói của lòng yêu thương, sự đồng cảm và niềm tin vào sức sống mãnh liệt của nghệ thuật.

– Thông điệp: Trên con đường đấu tranh cho tự do và khởi sinh cái mới, ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, sự cô đơn, nhưng không được bỏ cuộc bởi khi vượt qua những thử thách đó sẽ tìm thấy được sự tự do và tương lai tươi sáng.

– Chủ đề, thông điệp, tư tưởng thể hiện thông qua các biện pháp tu từ:

+ điệp câu li-la li-la li-la ở đầu và cuối bài thơ

+ lặp lại hình ảnh: tiếng ghi ta

+ nghệ thuật đối lập: khát vọng tự do, khát vọng nghệ thuật >< hiện thực tàn bạo

+ so sánh: Tiếng ghi ta như cỏ mọc hoang

+ nhân hóa: tiếng ghi ta được nhân hóa ròng ròng, giọt nước mắt

+ ẩn dụ

+…

Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-12/