Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án

Soanvan xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 mônvăn11 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 1

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

và truyện thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng 

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung 

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ và truyện thơ

Nhận biết:

– Nhận biết về thơ trữ tình và đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ nôm.

– Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt.

Thông hiểu:

– Hiểu được giá trị của tác phẩm thơ trữ tình hoặc truyện thơ.

– Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt.

Vận dụng:

– Vận dụng những hiểu biết về thơ trữ tình và đặc điểm truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm để đọc hiểu các bài thơ và đoạn trích truyện thơ.

3TN

5TN

  2TL

2

Viết

Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội.

– Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

– Tìm hiểu chi tiết vấn đề xã hội ấy, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.

– Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề xã hội đó đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.

Vận dụng:

Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm cuộc sống để viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

– Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

– Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

– Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức

Năm học 2023 – 2024

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tình yêu – Dòng sông

Vũ Quần Phương

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện

Đời sông như đời người trên sông

Đời anh quen với lũ với dông

Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy

Thuyền êm lướt khi sào va dưới đáy

Anh thuộc từng lòng lạch mỗi dòng trôi

 

Đá thượng nguồn và cát vụn ngoài khơi

Sông dạy anh cái cứng mềm của nước

Sông còn trẻ là khi sông lắm thác

Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên

Con sông già có mặt nước trôi êm

Đáy sông phẳng nên sông thường thích ngủ

Anh muốn đi với dòng sông trẻ

Khúc sông nào cũng gợi nhớ về em

 

Em có về với bãi cá, bãi chim

Nơi cá đẻ, nơi chim trời đến ở

Mát dưa hấu, thơm dưa hồng, dưa bở

Nơi tay người mang màu đất phù sa

Em có về nơi dông lũ đi qua

Nơi sông đẻ ra bờ xôi, bãi mật

Sóng nuôi bãi sức trăm đời, dư dật

Bãi nuôi người, người quấn quýt bên sông

 

Em yêu anh có yêu được như sông

Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng

Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác

Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông

Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông

Em có theo anh lên núi về đồng

Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến

Em có cùng lũ lụt với mưa dông

 

Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

Anh tin em khi đứng mũi chịu sào

Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả

Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể

Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

 

(NXB Văn học, 1988)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản Tình yêu – Dòng sông được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bảy chữ

B. Thơ tự do

C. Thơ lục bát

D. Thơ tám chữ

Câu 3. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Tình yêu – Dòng sông?

A. Quê hương

B. Gia đình

C. Dòng sông

D. Tình yêu

Câu 4. Xác định hình ảnh biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng trong văn bản.

A. Dòng sông

B. Mái chèo

C. Bè tre

D. Bến bờ

Câu 5. Những biện pháp tu tử nào được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau?

“Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao”

A. So sánh, ẩn dụ, điệp từ

B. So sánh, liệt kê, điệp từ

C. Nhân hóa, liệt kê, điệp từ

D. Ẩn dụ, nhân hoa, liệt kê

Câu 6. Nhân vật trữ tình của văn bản Tình yêu – Dòng sông là người như thế nào?

A. Là người yêu đời, yêu cuộc sống

B. Là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương

C. Là người trăn trở về cuộc sống và hết lòng với tình yêu

D. Là người đang tìm định nghĩa về tình yêu

Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung câu thơ “Đời sông như đời người trên sông”

A. Đời sông trôi như đời người mênh mang

B. Đời người yên ả, êm đềm như dòng sông trôi

C. Đời người gắn liền với dòng sông

D. Đời người muốn thoát khỏi cuộc sống sông nước

Câu 8. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau là:

“Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả

Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể

Gió về rồi nào ta kéo buồm lên”.

A. Làm nổi bật tình yêu tha thiết của nhân vật trữ tình với dòng sông; làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.

B. Làm nổi bật tình cảm tha thiết, gắn bó của nhân vật trữ tình với người con gái; làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.

C. Làm nổi bật và gợi cảm tình cảm và tâm tư của nhân vật trữ tình trên hành trình đi tìm kiếm tình yêu của mình; làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.

D. Làm nổi bật hình ảnh nhân vật trữ tình với tình yêu quê hương sâu nặng, tha thiết; làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.

Câu 9 (1,0 điểm) Trong bài thơ, tác giả đã bày tỏ niềm bắn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Vậy nhà thơ đã nêu ra điểm tương đồng nào giữa dòng sông và tình yêu?

Câu 10 (1,0 điểm) Thông điệp tình yêu nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/ chị?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về hiện tượng sống ảo của bộ phận giới trẻ ngày nay

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

B. Thơ tự do

0,5 điểm

Câu 3

D. Tình yêu

0,5 điểm

Câu 4

A. Dòng sông

0,5 điểm

Câu 5

B. So sánh, liệt kê, điệp từ

0,5 điểm

Câu 6

C. Là người trăn trở về cuộc sống và hết lòng với tình yêu

0,5 điểm

Câu 7

A. Đời sông trôi như đời người mênh mang

0,5 điểm

Câu 8

C. Làm nổi bật và gợi cảm tình cảm và tâm tư của nhân vật trữ tình trên hành trình đi tìm kiếm tình yêu của mình; làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.

0,5 điểm

Câu 9

Điểm tương đồng giữa dòng sông và tình yêu:

– Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác: trong tình yêu hai người luôn mang nỗi nhớ cồn cào, da diết.

– Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông: trong tình yêu cả hai người phải trải qua nhiều thử thách khó khăn.

– Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác/ Suối nguồn đi suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt và cần sự hi sinh

– Sông chẳng theo ai tự chảy nên dòng: bản lĩnh, ý chí vượt qua mọi khó khăn trong tình yêu.

1,0 điểm

Câu 10

Học sinh trình bày thông điệp theo quan điểm cá nhân, nhưng cần phải bám sát vào nội dung hai câu thơ cuối.

Gợi ý:

– Trong tình yêu cần có sự lạc quan, niềm tin.

– Tình yêu cần sự chân thành, chung thủy.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở – Thân – Kết.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận về hiện tượng sống ảo của giới trẻ.

 

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

Giới thiệu vào dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sống ảo: là hiện tượng con người sử dụng mạng xã hội để khoe khoang, khoa trương bản thân mình, nói những “điều hay lẽ phải”, những điều không đúng về bản thân mình nhằm mục đích thu hút, tạo sự chú ý với người khác để được họ tán dương, ca ngợi.

→ Đây là một “căn bệnh” xấu mà con người không nên mắc phải, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay.

b. Nguyên nhân

– Chủ quan: do tư tưởng, suy nghĩ của mỗi người, muốn mình trở nên xinh đẹp hơn được nhiều người theo đuổi, muốn người khác phải ngưỡng mộ, trầm trồ trước cuộc sống của mình hoặc tệ hơn là để lừa đảo người khác.

– Khách quan: do sự tác động, những lời khiêu khích từ những người xung quanh,…

c. Hậu quả

– Khiến người khác hiểu nhầm về bản thân mình và cuộc sống của mình từ đó xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc: từ chối yêu vì không xinh giống như hình ảnh trên mạng…

– Bị người khác xa lánh vì những thứ hào nhoáng, giả mạo mà bản thân mình tạo ra trong thế giới ảo.

– Nhiều trường hợp dở khóc dở cười khi ngoài thực tế con người khác xa với trên mạng xã hội.

d. Giải pháp

– Mỗi người hãy chỉ đăng tải những tấm hình, những câu chuyện xác thực, không thổi phồng sự thật, sống đúng với bản thân mình.

– Cùng nhau chung tay bằng những hành động đẹp đẽ để đẩy lùi bệnh sống ảo.

– Cần có những chế tài hợp lí để xử phạt những hành vi sống ảo gây hậu quả thiệt hại cho người khác: sử dụng thông tin giả để chiếm đoạt tài sản,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân mình.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Học kì 1 – Kết nối tri thức

Năm học 2023 – 2024

Môn: Ngữ Văn 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.

Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao.

Không một ai mà không soi gương, tư già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.

Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời.

Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn.

Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.

Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.

(Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam 2015, tr.84, 85)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

C. Bút kí

D. Truyện ngắn

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3. Câu văn “Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời.” đóng vai trò gì trong văn bản?

A. Câu nêu chủ đề

B. Câu nêu luận điểm

C. Dẫn chứng

D. Lí lẽ

Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai theo hình thức nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Song song

D. Tổng hợp

Câu 5 (0,5 điểm) Chỉ ra đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong văn bản.

Câu 6 (0,5 điểm) Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với điều gì trong cuộc sống?

Câu 3 (1,0 điểm) Thái độ mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn?

Câu 4 (1,0 điểm) Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn”? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên ngày nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu Nội dung cần đạt Điểm
Câu 1 B. Nghị luận xã hội 0,5 điểm
Câu 2 D. Nghị luận 0,5 điểm
Câu 3 C. Dẫn chứng 0,5 điểm
Câu 4 A. Diễn dịch 0,5 điểm
Câu 5 Đặc tính nổi bật của tấm gương: trung thực, chân thành, thẳng thắn, trong sạch, không biết nói dối hay nịnh hót, ác độc với bất cứ ai. 0,5 điểm
Câu 6 Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với tính cách, phẩm chất của con người. 0,5 điểm
Câu 7 Thái độ tác giả biểu đạt qua bài văn: biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá. 1,0 điểm
Câu 8 Học sinh trình bày quan điểm riêng và cần có những lí giải thuyết phục. Có thể theo hướng: đồng tình với ý kiến: Vì: Vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là một hạnh phúc của con người; nhưng vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng.

Trong cuộc sống, con người cần biết quý trọng vẻ đẹp bên ngoài nhưng điều quan trọng hơn là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong để xứng đáng là Con Người.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

Thân bài phân tích đưa ra nguyên nhân, biện pháp… thông qua các lí lẽ và dẫn chứng…

Kết bài khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

0,25 điểm
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội – hiện tượng nghiện Internet. 0,25 điểm
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện internet.

2. Thân bài

a. Thực trạng

– Ngày nay, internet vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng internet, người người sử dụng internet.

– Internet tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như wifi, mạng di động,… con người có thể thuận tiện sử dụng internet ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, hoàn cảnh nào.

– Internet được con người sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm: mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…), Google, Youtube,… để phục vụ nhu cầu học tập, giải trí, công việc,…

b. Nguyên nhân

– Chủ quan: do mỗi người chưa quản lí hiệu quả quỹ thời gian của mình, sử dụng quá nhiều thời gian cho internet,…

– Khách quan: internet phát triển ở nhiều dạng, có nhiều điều thú vị, mới mẻ, thu hút người xem,…

c. Hậu quả

– Hậu quả của việc nghiện internet hiện nay phải kể đến đó chính là con người lãng phí quá nhiều thời gian cho internet mà không còn quan tâm đến những hoạt động bên ngoài: thay ra ngoài họ lại chọn ngồi ở nhà chơi game,…

– Sử dụng internet nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như: cận thị do ánh sáng xanh và nhiều bệnh khác,…

– Việc sử dụng internet quá nhiều vô hình tạo ra khoảng cách giữa con người ngày càng lớn.

d. Phản đề

Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ định những lợi ích mà internet mang lại: nó giúp chúng ta liên lạc, kết nối với những người bạn ở xa một cách rõ ràng, trên mạng cũng có rất nhiều thông tin hữu ích mà con người có thể tra cứu ở mọi nơi,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện internet; đồng thời liên hệ bản thân.

3,5 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 điểm
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. 0,5 điểm
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được  tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-11/