Soạn bài Tảo phát bạch đế thành | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Tài liệu soạn bài Tảo phát bạch đế thành Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Tảo phát bạch đế thành | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tảo phát bạch đế thành

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: 

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch trên con đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng.

Câu 1 (trang 22 Sách giáo khoa Văn11 Tập 2)Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây…).

Trả lời:

– Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch khi ông đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.

– Bài thơ được viết trong hoàn cảnh chia ly, rời xa nhưng khung cảnh không hề buồn bã mà ngược lại rất hùng vĩ. Khung cảnh thiên nhiên trong bức tranh ấy giữa con người với cảnh vật như hòa làm một. Dù không trực tiếp nhắc đến thác nước và núi non xung quanh nhưng qua ngòi bút tài hoa người đọc vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó.

Câu 2 (trang 22 Sách giáo khoa Văn11 Tập 2)Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ có tác dụng thể hiện vẻ đẹp riêng của phong cảnh thiên nhiên và tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trước phong cảnh ấy.

Trả lời:

– Hình ảnh “vạn trùng san” (núi non muôn trùng), là hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của núi sông hùng vĩ của phía nam Trung Quốc từ Bạch Đế.  Nơi đây núi tiếp núi, vách đá che khuất cả bầu trời, vượn kêu thê thảm, hang trống truyền âm thanh bi ai không dứt (tiếng vượn đôi bờ kêu không dứt). Tuy nhiên, tâm trạng của chủ thể trữ tình lại rất hào hứng, vui tươi, hoà nhập vào cảnh tượng hùng vĩ đó qua câu cuối có từ “khinh chu” (con thuyền nhẹ) vượt qua núi non muôn dặm. Có thể thấy đó là sự hoà hợp thiên – nhân (thiên nhiên – con người).

Câu 3 (trang 22 Sách giáo khoa Văn11 Tập 2)Xác định chủ để, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

– Chủ đề: Lòng yêu mến thiên nhiên, cảnh vật; sự giao thoa giữa con người và những thay đổi của tự nhiên.

– Cảm hứng chủ đạo toát ra từ văn bản là tinh thần lạc quan, sự ngợi ca và yêu thương phong cảnh, nhất là phong cảnh núi non hùng vĩ.

Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được  tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-11/