Soạn bài Lời tiễn dặn | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Tài liệu soạn bài Lời tiễn dặnvăn11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Lời tiễn dặn | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Soạn bài Lời tiễn dặn 

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 102 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm…).

Trả lời:

– Truyện thơ: Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

– Nội dung của tập thơ kể về cuộc đời đầy bất hạnh của Lục Vân Tiên và câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt của chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga. Truyện mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc về người ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo.

Câu hỏi 2 (trang 102 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kì thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo em, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?

Trả lời:

– Câu chuyện tình yêu gây ấn tượng với em là mối tình Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Trong truyện Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga yêu Lục Vân Tiên nhưng phải chịu nỗi đau ly biệt, nhưng không vì thế mà nàng từ bỏ, từ đầu đến cuối nàng vẫn luôn một lòng, một dạ, chung thủy đối với Lục Vân Tiên, thậm chí nàng còn tìm đến cái chết nhưng được cứu sống. Và tấm lòng son sắt thủy chung của nàng đã được báo đáp bằng kết thúc viên mãn của nàng và Lục Vân Tiên.

– Theo em điều kiện để tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học là: tình yêu đó phải là một tình yêu đẹp như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình… Và sau thứ tình cảm đó phải là vẻ đẹp của đức tính, phẩm chất.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Hình dung về bối cảnh câu chuyện

– Bối cảnh: Cô gái và chàng trai yêu nhau, nhưng không đến được với nhau; cô gái phải đi lấy người khác.

2. Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái

– Hình ảnh Lá ớt, lá cà, lá ngón – những loại lá độc, diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã của cô gái trên đường về nhà chồng nhưng vẫn ngoảnh lại nhìn người yêu mình.

3. Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lí của chàng trai

– Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài thời gian

+ Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương người, lửa đượm xác hơi.

+ Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con phượng” như chính con của mình

4. Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng.

– Nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy

– Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”

→ Thể hiện sự cảm thông, thương cho số phận của chàng trai, một tình yêu trong sáng, mãnh liệt nhưng không được đáp lại.

5. Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như thế nào?

– Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt: “đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè”

“Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”

→ Lời nói nghe ai oán, não nùng khi những lời quyết tâm được thốt ra chứa chan nước mắt, ẩn chứa trong đó quyết tâm sắt đá của hai người yêu nhau

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản thể hiện sự đau đớn, xót xa của chàng trai trên đường tiễn người mình yêu về nhà chồng và chứng kiến cảnh người mình yêu bị người chồng đánh đập. Đoạn trích chính là niềm khát khao hạnh phúc, khát khao có được tình yêu của chàng trai với cô gái.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 106 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?

Trả lời:

– Bối cảnh của câu chuyện: chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng vì bố mẹ cô gái không đồng ý mà cô gái phải đi lấy người khác. Thời hạn ở rể đã hết, cô gái phải theo chồng về nhà, và chàng trai (người yêu của cô) đến tiễn cô về nhà chồng.
Câu 2 (trang 106 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?

Trả lời:

– Lời kể trong đoạn trích là của người con trai.

– So với các tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ nó là lời kể của chính nhân vật trong truyện. Lời kể của nhân vật là lăng kính chủ quan thể hiện cảm xúc của chàng trai một cách chân thực, rõ nét nhất.

Câu 3 (trang 106 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.

Trả lời:

– Trước khi về nhà chồng: trước những lời tiễn dặn của chàng trai khiến cô gái không khỏi đau đớn, bứt rứt trong lòng bởi tình cảm sâu đậm, thắm thiết cùng tấm lòng thủy chung của chàng trai. Đau đớn vì không thể đáp lại thứ tình cảm đó và chỉ có thể chôn dấu trong lòng.

– Khi về đến nhà chồng: cô gái quay trở lại trạng thái bình thường, làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, người con dâu và dường như dần vơi đi tình cảm với người yêu của mình.

→ Đó chỉ là những sự suy đoán của chàng trai, anh mong mình có thể vào vai người chồng hiện tại của cô gái, được bày tỏ tình yêu, hạnh phúc của mình với cô, cùng xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Qua tâm trạng đó, ta thấy được sự thủy chung, tình yêu mãnh liệt, bất diệt của chàng trai đối với cô gái.

Câu 4 (trang 106 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?

Trả lời:

– Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên là một người thủy chung, son sắt luôn một lòng một dạ với người con gái mình yêu.

– Những biểu hiện khiến em xúc động nhất khi đọc bài thơ này là: khi chàng trai nói mình muốn được bồng bế những đứa con của cô gái. Vì quá yêu cô gái, chàng trai sẵn sàng chấp nhận cả những đứa con không phải của mình, bởi chỉ cần mang theo một hơi thở của cô gái, đối với chàng đều đáng trân trọng và đáng quý. Tình yêu đó đã vượt xa những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc trong xã hội nhưng đặt trong hoàn cảnh này hoàn toàn có thể hiểu được bởi chàng trai đã quá yêu cô gái, tình yêu đó mãnh liệt, cháy bỏng đã phá tan những rào cản của xã hội.

Câu 5 (trang 106 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): So sánh nội dung lời thề nguyền thủy chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.

Trả lời:

* Giống nhau: đều thể hiện tình cảm, lòng thủy chung son sắt của chàng trai đối với cô gái.

* Khác nhau:

– Lời thề nguyền thứ nhất “Chết ba năm hình còn treo đó… chung một mái, song song.”: Đây là lời thề nguyền đỉnh điểm lấy xuất phát từ cái chết. Chàng trai khẳng định dù trong bất cứ hình dạng, thân phận hay sự vật nào, hai người vẫn sẽ mãi ở bên nhau. Cái chết dường như không còn đáng sợ bởi có sự chung đôi, cùng nhau sánh vai với cô gái, chàng trai đều cảm thấy hạnh phúc và xứng đáng.

– Lời thề thứ hai “Lòng ta thương nhau… không ngoảnh, không nghe.”: Lời thề thủy chung đến đây trở lại bình thường. Không còn là sự chết chóc mà thay vào đó là những lời hy vọng, những niềm mong ước thiết thực hơn “trọn kiếp đến già”, “bền chắc như vàng, như đá”, “trăm lớp nghìn trùng”… Từ đó làm nổi bật lên một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng, đó là khi chàng trai và cô gái được ở bên nhau.

Câu 6 (trang 107 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

– Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

– Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

Câu 7 (trang 107 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái – chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Trả lời:

– Đoạn trích cho thấy được khát khao về khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.

* Kết nối đọc viết

Bài tập (trang 107 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn đã để lại cho bạn những ấn tượng thực sự sâu sắc.

Đoạn văn tham khảo

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

“Chết ba năm hình còn treo đó;

Chết thành sông, vực nước uống mát lòng

Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.

Tóm tắt tác phẩm Lời tiễn dặn

Tóm tắt tác phẩm Lời tiễn dặn – Mẫu 1

Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu đầy quyến luyến, tha thiết. Nổi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. Nỗi đau khổ của của đôi bạn tình và tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. Tâm trạng, cử chỉ của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái là  sự quan tâm, chăm sóc ân cần của chàng trai.

Tóm tắt tác phẩm Lời tiễn dặn – Mẫu 2

Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu đầy quyến luyến, tha thiết của một tình yêu sâu sắc. Nổi đau khổ tuyệt vọng của cô gái. Mỗi bước đi của cô gái là nỗi đau, nổi nhớ Lời tiễn dặn thấm sâu tình nghĩa cũng là lời ước hẹn chờ đợi nhau. Nỗi đau khổ của của đôi bạn tình và tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. Đồng thời đó cũng là sự chờ đợi, bám víu trong vô vọng, trạng thái bồn chồn, dùng dằng, tủi hổ của cô gái khi bị ép duyên. Tâm trạng, cử chỉ của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái: An ủi, vỗ về khi cô gái bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi, làm thuốc cho cô gái uống; giúp cô làm việc. Sự quan tâm, chăm sóc ân cần của chàng trai đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cô gái.

Tóm tắt tác phẩm Lời tiễn dặn – Mẫu 3

Cải trang thành người khách đưa cô dâu về nhà chồng, chàng trai đã tranh thủ tâm tình, than vãn với người yêu. Cả hai cùng hẹn thề sẽ tìm mọi các để được ở bên nhau. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nhà chồng bán cô gái vào cửa quan, rồi bị mang ra chợ bán như một món hàng, cuộc đời của cô nổi trôi, lận đận không biết sẽ đi về đâu. Cuối cùng, cô bị người chồng thứ hai mang ra chợ để đổi lấy mọt nắm lá dong gói bánh. Thật hạnh phúc khi người đổi lấy được cô chính là chàng trai năm xưa. Họ cùng nhau hẹn ước ở bên nhau, sống hạnh phúc cho tới già.

Bố cục tác phẩm Lời tiễn dặn

– Phần 1 (Từ đầu đến …góa bụa về già): Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.

– Phần 2 (Còn lại): Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.

Nội dung chính tác phẩm Lời tiễn dặn

Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được  tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-11/