Soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt) | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 9

Tài liệu soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt) Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt) | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 9

Soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt)

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi trang 15 Ngữ văn 9 Tập 1: Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em.

Lời giải:

– Kỉ niệm ở với ông bà khi ở quê lúc còn nhỏ

– Kỉ niệm đáng nhớ khi sống bên anh chị em hồi nhỏ

– Kỉ niệm hạnh phúc khi sống bên gia đình

Trải nghiệm cùng VB

Câu 1 trang 16 Ngữ văn 9 Tập 1: Lời dặn cháu thể hiện điều gì về bà?

Lời giải:

– Thể hiện bà là một người bà tần tảo, dịu dàng, giàu yêu thương và luôn quan tâm đến con cháu nhưng đồng thời cũng thể hiện bà là người mạnh mẽ, kiên cường và bất khuất.

Câu 2 trang 16 Ngữ văn 9 Tập 1: Hình ảnh bếp lửa trong khổ thơ này có gì khác so với các khổ thơ trên?

Lời giải:

– Hình ảnh “bếp lửa” ở các khổ trước là tượng trưng cho sự tần tảo, đức hi sinh của người bà, là tình yêu thương về gia đình, về quê hương. Còn hình ảnh “bếp lửa” ở khổ thơ này thể hiện về ước mơ, hi vọng, ngọn lửa thắp lên tương lai cho người cháu.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?

Lời giải:

Khổ thơ

Hình ảnh bếp lửa

Hình ảnh bà

Khổ 1

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Xuất hiện gián tiếp qua lời bộc lộ của cháu

 

=> Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu

Khổ 2

Mùi khói, khói hun

Xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói

 

=> Bếp lửa gắn với một thời kỳ khó khăn của dân tộc

Khổ 3

Nhóm lửa

Nhóm bếp lửa

“Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế”

– “Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe”

– “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”…

Người bà: Tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu thương và hết mực chăm sóc cháu

=> Bếp lửa gắn với những năm tháng sống cùng bà

Khổ 4

  Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên

=> Người bà: Mạnh mẽ, vững tin, đức hi sinh, sự nhẫn nại là chỗ dựa vững vàng cho cháu

Khổ 5

Bếp lửa

Một ngọn lửa

Một ngọn lửa

Bà nhen

Bà luôn ủ sẵn

=> Ngọn lửa bà nhen: chứa đựng những hy vọng, niềm tin của bà truyền cho cháu.

Khổ 6

 

Nhóm bếp lửa

Nhóm

Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa

lận đận nắng mưa

Thói quen dậy sớm

→ Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh.

→ Bà không chỉ nhóm bếp lửa – công việc khởi đầu của một ngày mà còn làm công việc khởi đầu cho một đời, một tâm hồn – nhóm lên những yêu thương, suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, về con người trong tâm hồn đứa cháu. Người bà cũng là người nhóm lửa, giữ lửa, và truyền lửa cho các thế hệ – ngọn lửa của sự sống, niềm yêu thương, tin tưởng.

 

Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà – với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương → nhớ về bếp lửa, nhớ về bà, nhớ về cội nguồn

Khổ 7

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

? Hình ảnh bà đã hoàn quyện cùng hình ảnh bếp lửa. Nhớ về bếp lửa cũng là nhớ về bà, nhớ về quê hương, cội nguồn,  nơi lưu giữ những kí ức của tuổi thơ.

Câu 2 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.

Lời giải:

– Khổ 1:

+ Điệp ngữ  “một bếp lửa „ được nhắc lại hai lần gợi hình ảnh bếp lửa quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình Việt Nam

+ Ẩn dụ “nắng mưa „ gợi những gian khó, vất vả của cuộc đời bà

– Khổ 3:

+ Điệp từ  “tu hú „ lặp lại 4 lần gợi không gian đồng quê mông mông nhưng buồn vắng, gợi những kỉ niệm bên bà.

– Khổ 5:

+ Hình ảnh ẩn dụ ngọn lửa: tượng trưng cho ánh sáng, tình yêu trong lòng bà. Bà không chỉ là người nhóm lửa, bà còn là người giữ lửa, truyền lửa.

+ Điệp ngữ “một ngọn lửa „ gợi ý nghĩa của sự sống dai dẳng, bất diệt của niềm tin, của tình yêu bà dành cho cháu.

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần. Từ “nhóm” vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ.

Nghĩa thực: nhóm là hành động đun nấu thức ăn.
Nghĩa ẩn dụ: bà nhóm lên tình yêu, truyền hơi ấm, khởi dậy những kí ức tuổi thơ trong cháu.
Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

Lời giải:

– Khổ 1: Tự sự + biểu cảm

– Khổ 2: Tự sự + biểu cảm + miêu tả

– Khổ 3: Tự sự + biểu cảm

– Khổ 4: Tự sự + biểu cảm

– Khổ 5+ 6: Miêu tả + biểu cảm

– Khổ 7: Biểu cảm

–  Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ nêu bật hiện thực, khó khăn thiếu thốn của tuổi thơ người cháu khi sống bên bà. (tả bếp lửa chờn vờn, cảnh đói,…) Qua đó thấy được hình ảnh bà hiện lên trong tâm trí người cháu là hình ảnh bà tần tảo sớm hôm, chăm sóc cháu, bộc lộ cảm xúc trực tiếp yêu thương bà của tác giả

? Hồi tưởng lại kỉ niệm, tình cảm ấy, những hình ảnh sự việc trở nên giàu sức gợi, có sức truyền mạnh mẽ, sự sinh động, cụ thể, giàu tính triết lí sâu xa

Câu 4 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản

Lời giải:

– Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống  bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà; cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà.

– Nhà thơ Bằng Việt lúc này đang ở xa quê hương, sinh sống và học tập tại nước ngoài.  Mỗi buổi dậy sớm đi học, Bằng Việt hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”.

Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Bằng Việt nhớ lại thói quen bao nhiêu năm của bà; những kỷ niệm ấu thơ như một cuốn phim cứ lần lần hiện lại, từ những năm nhà còn nhỏ xíu, đi tản cư kháng chiến, rồi xa hơn nữa, là thời cả gia đình ông từ Huế đi ra Bắc trên chuyến tàu gần như cuối cùng trước thời tiêu thổ kháng chiến.

? Tất cả những điều đó đã gợi cảm hứng cho nhà thơ Bằng Việt viết nên bài thơ “Bếp lửa”.

Câu 5 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ.

Lời giải:

– Thể thơ:   8 chữ kết hợp 7 chữ, 9 chữ

– Bố cục:

+ Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc

+ Phần 2 (Khổ 2,3,4,5): Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những kỉ niệm thân thương bên bà

+ Phần 3 (Khổ 6): Những suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời người bà và về bếp lửa

+ Phần 4 (Khổ 7): Nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa trong tiềm thức của nhà thơ

Câu 6 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản này?

Lời giải:

Gia đình là cội nguồn của sức mạnh và chú trọng  cuộc sống bình dị. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng trong cuộc sống đầy bộn bề, gia đình và những khoảnh khắc đơn giản như nấu ăn có thể mang lại hạnh phúc và sự thỏa mãn. Bài thơ này thể hiện lòng biết ơn và trân trọng những điều tưởng chừng như bình thường nhưng lại quý báu.

Câu 7 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ nhóm, nhen và hình ảnh bếp lửa đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?

Lời giải:

Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

– Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.

– Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.

• Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.

• Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.

• Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.

–  Bếp lửa bà nhen lên mỗi sớm mỗi chiều nay đã thành ngọn lửa. Qua thời gian, năm tháng, qua chiến tranh đói khổ, bếp lửa ấy chưa bao giờ tắt. Bởi nó không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà từ lòng bà “luôn ủ sẵn”- bà đã nhen lên ngọn lửa của chính lòng mình.

=> Bởi vậy, từ bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng khái quát,  khẳng định sự bất diệt của ngọn lửa- ngọn lửa niềm tin tình thương trong lòng bà. Hình ảnh bà lung linh trong ngọn lửa hồng, lồng lộng trong tâm tưởng người cháu. Trong cảm nhận của nhà thơ không chỉ là người nhóm lửa, người giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho thế hệ mai sau. ( Tư tưởng)

Câu 8 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đối với em.

Lời giải:

Quê hương, gia đình đối với mỗi người chắc ai cũng có một hình ảnh đọng sâu trong tâm tưởng nhất là những lúc cách xa. Với tôi, hình ảnh đậm sâu nhất chính là người bà của mình. Một người bà tần tảo sớm hôm, yêu thương hết mực tôi, chăm sóc tôi từ khi còn nhỏ. Thuở thơ bé vụng dại, tôi không sống cùng bố mẹ mà chỉ sống với người bà của mình. Bà là người đã nuôi tôi trong suốt những năm tháng khó khăn, dạy tôi học, hướng tôi tới những điều hay lẽ phải. Giờ tôi đã trưởng thành, lớn khôn, có cuộc sống đủ đầy nhưng lúc nào cũng có nỗi nhớ thường trực về bà của mình. Bà – chỗ dựa vững chắc cho cả tuổi thơ, biết ơn những điều bà dành cho tôi.

Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-9/