Tài liệu soạn bài Dế chọi (Bồ Tùng Linh) Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Dế chọi (Bồ Tùng Linh)
* Hướng dẫn đọc
Nội dung chính: Câu chuyện vẽ nên bức tranh hiện thực đời đầu Mãn Thanh để thỏa sự vui thú của triều đình mà làm khổ dân chúng. Cũng từ đó mà bộc lộ bộ mặt tham lam của triều đình. Nhờ có một con dế cũng có thể đổi đời vì làm vừa lòng bề trên.
Câu 1 (trang 114 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1): Tóm tắt nội dung câu chuyện theo diễn biến của các sự kiện trong văn bản và cho biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.
Trả lời:
– Tóm tắt: Câu chuyện xoay quanh sự việc Thành Danh – một chức dịch hiền lành không dám bổ bán dân chúng tìm dế chọi dâng vua nên phải tự đi tìm dế chọi. Bi kịch của gia đình anh bắt nguồn từ đó.Bọn quan lại muốn lấy lòng vua nên đem dâng vua con dế chọi. Vua thấy chọi hay quá đòi phải cung tiến thường xuyên. Vì phải tìm mua dế dâng vua mà bao gia đình lâm vào thảm cảnh. Nhiều gia đình khuynh gia bại sản khi đến lượt nộp dế. Một trong những thảm cảnh do lệ nộp dế chọi gây ra chính là thảm kịch của gia đình Thành Danh. Thành Danh hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế. Tìm mãi không được, hạn nộp dế đã hết, Thành Danh bị quan phạt, bị đánh đập, lo lắng muốn tự vẫn. Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Thành mất con, mất dế. Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý.
– Nhận xét: Các sự kiện được kể theo trình tự thời gian cõi âm, dương khác nhau, con người có thể sống nhiều cuộc đời; không gian mở rộng dần, từ cõi trần thế, chuyển qua cõi âm, thế giới thực và thế giới ma quỷ có sự tương giao.
Câu 2 (trang 114 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1): Câu chuyện trong văn bản cho thấy tục lệ dâng tiến dế quý cho quan lại, vua chúa đã tác động như thế nào đến đời sống của các hạng người trong xã hội đương thời?
Trả lời:
Chỉ một câu chuyện dâng dế chọi lên vua mà phản ánh được cả bộ mặt của giai cấp thống trị tàn bạo, ăn chơi sa đoạ và những thảm cảnh mà nhân dân lao động phải chịu đựng. Một con dế chọi có thể mang đến thảm kịch cho một gia đình, một tỉnh nhưng cũng có thể mang vinh hoa phú quý đến cho cả một tỉnh, một dòng họ.Con dế chọi chỉ là một phương tiện vui chơi giải trí của vua quan nơi cung cấm nhưng lại là yếu tố quyết định sống chết của người dân. Gia đình Thành Danh là một minh chứng tiêu biểu. Dế chọi đã mang tai hoạ đến cho gia đình Thành Danh song cũng chính dế chọi (con dế do linh hồn con trai Thành Danh hoá thân vào) lại mang đến cho gia đình Thành Danh vinh hoa phú quý.
Câu 3 (trang 114 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1): Phân tích điểm tương đồng, khác biệt về số phận của nhân vật Thành Danh trước và sau khi tìm được dế quý dâng quan.
Trả lời:
Thành Danh trước khi tìm được dế quý dâng quan | Thành Danh sau khi tìm được dế quý dâng quan | |
Tương đồng | Thành Danh ngày đêm lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên. | |
Khác biệt | Thành Danh không dám sách nhiễu dân làng nộp dế, Thành phải tự đi tìm, không tìm được dế, anh đã bị quan phạt đòn: đôi mông máu me bê bết mà chẳng có con dế nào để nộp, chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử mà thôi. | Hồn đứacon Thành Danh hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành Danh được giàu sang phú quý. |
Câu 4 (trang 114 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1): Chỉ ra một số biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn bản và tác dụng của yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Trả lời:
– Yếu tố kì ảo trong văn bản:
+ Tờ giấy của cô đồng
+ Thành Danh tìm bắt được dế chọi
+ Con dế chọi dáng người nhỏ bé nhưng có sức mạnh phi thường, có khả năng thắng cả những con dế lớn hơn mình nhiều lần
+ Con dế nhảy múa mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt ở trong cung
+ Con trai Thành Danh sống lại và kể chuyện hóa dế.
– Tác dụng:
+ Phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã đè nén, áp bức, gây ra bao đau thương cho những người dân hiền lành lương thiện.
+ Truyện có kết cấu hết sức chặt chẽ, biến hoá khôn lường, hợp lí và lôgíc chứ không đơn điệu, cứng nhắc.
Câu 5 (trang 114 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Dế chọi là truyện truyền kì?
Trả lời:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết Dế chọi là truyện truyền kì:
– Ở truyện cónhững chi tiết li kì, biến ảo, hoang đường.
– Không gian, thời gian có sự đan xen giữa cõi âm, cõi dương, nhân vật là con người chết đi nhưng hồn có thể biến hóa vào con vật.
– Ở đó là tấm ảnh thu nhỏ, thu vào nghìn vạn cảnh trạng ở nhân gian mà còn có tác dụng làm nổi bật tính chất phi lí của những cảnh trạng ấy.
Câu 6 (trang 114 Sách giáo khoa Văn9 Tập 1): Theo em, nếu bỏ đi phần “lời bàn của tác giả” ở cuối truyện thì việc đọc hiểu truyện Dế chọi có khó khăn/thuận lợi gì?
Trả lời:
– Cuối câu chuyện có trích lại câu nói của Dị Sử thị: Họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, nhờ dế chọi mà giàu, áo cừu ngựa tốt vênh vang, lúc làm lí chính bị trách phạt không nghĩ rằng mình được thế đâu. Trời đền đáp cho kẻ trưởng giả trọng hậu, tới nỗi tuần phủ tri huyện cũng được hưởng phúc ấm nhờ con dế. Thường nghe một người lên trời, gà chó cũng thành tiên, đúng lắm thay.
– Nếu như bỏ đi lời bình đó có thể gây ra khó khăn trong việc hiểu rõ ý nghĩa và thông điệp của truyện. Lời bình của tác giả thường giúp người đọc hiểu rõ, hiểu sâu hơn về tác phẩm, nhận thực được giá trị hiện thực xã hội và tình cảm mà tác giả muốn truyền tải. Nếu bỏ đi lời bình có thể dẫn đến hiểu lầm hoặc mất đi một phần quan trọng trong thông điệp của truyện.
—
Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây: