Soạn bài Thi nói khoác | Cánh diều Ngữ văn 8

Tài liệu soạn bài Thi nói khoácvăn8 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Thi nói khoác | Cánh diều Ngữ văn 8

Soạn bài Thi nói khoác 

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 100 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1):

– Đọc trước văn bản Thi nói khoác và tìm hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam.

– Chuẩn bị một truyện cười dân gian hoặc hiện đại có đề tài nói khoác để giới thiệu cho các bạn trong lớp.

Trả lời:

– Truyện cười dân gian Việt Nam: là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài,…Truyện cười được viết trước hết nhằm mục đích giải trí, sau là nhằm đả kích, phê phán xã hội đương thời. vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị, lãnh đạo. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ,… Để có thể tổng hợp hết những truyện cười dân gian thì dường như là một chuyện bất khả thi. Tuy nhiên vẫn nổi bật những tác phẩm truyện cười hay và chứa đựng nhiều ý nghĩa.

– Truyện cười “Ngạo mạn”:

Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng:

“Từ cổ chí kim, thánh nhân chính là những người khó tìm nhất. Năm xưa kể từ lúc Bàn Cổ vương khai thiên lập địa, vạn vật sống trên đời không ai có thể so với ngài. Cho nên ngài được tính là người thứ nhất”.

Nói xong câu này, thư sinh giơ lên 1 ngón tay để xác nhận.

“Sau đó là tới Khổng Tử, người am hiểu thi thư lễ nhạc, được mệnh danh là thầy của vạn nhà, không ai dám bất kính. Ngài được tính là người thứ hai.” – thư sinh lại giơ thêm một ngón tay, tỏ ý đang đếm.

Thư sinh nói tiếp:

“Từ sau hai người này, không còn có ai đủ khiến tôi cảm thấy nể phục…”.

Thế nhưng chỉ sau vài giây chần chừ, người này lại hớn hở quay sang khẳng định với bạn mình:

“Anh thấy tôi nói có đúng không? Bậc thánh nhân trên đời quả nhiên rất ít, tính cả tôi mới có đúng 3 người”.

2. Đọc hiểu

*Nội dung chính: truyện nhằm châm biếm tính khoác lác và nhát chết của bọn quan lại trong xã hội thời phong kiến.

Soạn bài Thi nói khoác | Hay nhất Soạn văn 8 Cánh diều

*Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 101 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Nói khoác là gì?

Trả lời:

– Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để đùa vui tính.

Câu 2 (trang 101 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Vì sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai?

Trả lời:

– Vì quan thứ nhất biết quan thứ hai nói xỏ mình, ông ấy biết quan thứ nhất nói dối.

Câu 3 (trang 101 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Tranh minh họa cho biết gì về bối cảnh cuộc thi nói khoác?

Trả lời:

– Bối cảnh cuộc thi nói khoác: trên tấm sập lớn, các quan ngồi ăn uống rượu chè no say.

Câu 4 (trang 102 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Vì sao quan thứ ba chịu thua quan thứ tư?

Trả lời:

– Vì ông biết quan quan thứ tư đang chọc ngoáy lại ông. Cái cây mà quan thứ tư nói là dùng để làm cây cầu mà ông nói khoác.

Câu 5 (trang 102 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

Trả lời:

– Anh lính canh nói với các quan rằng họ đang nói khoác khi anh dám hét “Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!” . Anh coi đó như là một cách nói khoác để hùa theo các quan.

*Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 102 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Nhan đề Thi nói khoác gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung văn bản?

Trả lời:

– Nhan đề gợi cho em nội dung văn bản sẽ nói về một cuộc thi và trong đó những người tham gia sẽ nói khoác với nhau.

Câu 2 (trang 102 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): “Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện Thi nói khoác.

Trả lời:

– Độ dài văn bản: ngắn gọn, xúc tích.

– Cốt truyện đơn giản, chỉ xoay quanh cuộc nói chuyện của bốn vị quan.

– Truyện chỉ bao gồm 4 vị quan và 1 anh lính.

Câu 3 (trang 102 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

Trả lời:

– Trong câu nói của ông quan thứ nhất, người đọc dễ dàng hình dung ra đó là một con trâu và muốn trói được nó thì phải cần một cái dây thật to. Chiếc dây đó giống với chiếc dây mà ông quan thứ hai nói.

– Trong câu nói của ông quan thứ ba nói khoác về cây cầu mà khi đứng tại hai bờ không thể thấy được nhau; người cha bên bờ kia mất, con trai bên bờ này đi sang đã đoạn tang được ba năm. Sau đó, vị quan thứ tư đáp đã thấy cái cây mà trứng chim rơi xuống từ ngọn mà còn nở ra giữa chừng, đủ lông cánh bay đi à cái cây dùng để làm cây cầu quan thứ ba thấy.

Câu 4 (trang 102 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?

Trả lời:

– Qua câu chuyện này, điều khiến người đọc phải buồn cười đó là cuộc đối thoại giữa các vị quan với nhau. Ông nào cũng nói khoác, phóng đại sự thật lên để rồi không ai chịu thua ai, nhưng họ lại thua bởi chính câu nói của anh lính canh.

Câu 5 (trang 102 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Trả lời:

– Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/