Soanvan xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 mônvăn8 sách Kết nối tri thức. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Ngữ văn 8. Mời các bạn cùng đón xem:
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO
Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.
Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.
Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.
Mười tuổi ông đã có những câu thơ vô cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến….[ Hạt gạo làng ta]
Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên….[Trăng ơi từ đâu đến?]
Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế…[Cây dừa]
Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ…
Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.
(Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?
A. Nghị luận văn học
B. Nghị luận xã hội
C. Văn bản thơ
D. Văn bản truyện trưởng
Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?
A. Con người và các mối quan hệ
B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh
C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên
Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?
A. Châm biếm, đả kích
B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên
C. Mạnh mẽ, mãnh liệt
D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc
Câu 4. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trog veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?
A. Cây dừa.
B. Đám ma bác giun.
C. Hạt gạo làng ta.
D. Trăng ơi từ đâu đến?
Câu 5. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?
A. Cây dừa.
B. Đám ma bác giun.
C. Hạt gạo làng ta.
D. Trăng ơi từ đâu đến?
Câu 6.
Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?
STT | Đặc trưng nghệ thuật | Đánh dấu |
1 | Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp | |
2 | Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ | |
3 | Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để | |
4 | Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy |
Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?
A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa
B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.
C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.
D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.
Câu 8. Câu “Trăng ơi…từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu hỏi
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán.
D. Câu kể.
Câu 9 (1,0 điểm) Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?
Câu 10 (1,0 điểm) Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được đọc.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1 | A. Nghị luận văn học | 0,5 điểm |
Câu 2 | B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh | 0,5 điểm |
Câu 3 | D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Hạt gạo làng ta. | 0,5 điểm |
Câu 5 | D. Trăng ơi từ đâu đến? | 0,5 điểm |
Câu 6 | 1, 4 | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Câu hỏi | 0,5 điểm |
Câu 9 | Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa.
VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến? |
1,0 điểm |
Câu 10 | Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí | 1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài phân tích tác phẩm truyện. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về tác phẩm truyện. |
0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện đã học, đã nghe. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài – Giới thiệu được tác giả và tác phẩm. 2. Thân bài – Nêu nội dung chính của tác phẩm – Nêu chủ đề của tác phẩm – Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm 3. Kết bài – Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm |
3,0 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,25 điểm | |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức có đáp án – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Câu 1. (4 điểm): Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
– Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
– Cháu tên là Ngoan.
– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
– Cảm ơn cây.
– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
– Đau lắm cháu chịu thôi!
– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm)
b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? (1.0 điểm)
c. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ? (1 điểm)
d. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)
e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng. (1 điểm)
Câu 2. (6 điểm) Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” (Bài văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).
ĐÁP ÁN
Câu 1 (4.0 điểm)
a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự
b.
– Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già.
– Hành động đó hoàn toàn sai trái. Vị cậu đang trực tiếp phá hoại tài sản thiên nhiên.
c.
Tên cậu là gì nhỉ?
– Kiểu câu: câu nghi vấn.
– Chức năng: dùng để hỏi.
d. Tiêu đề: Cậu bé và cây si già; Điều không mong muốn…
e.
– Về kiến thức: Từ hành động của cậu bé trong truyện, suy nghĩ và trình bày ý kiến về thói vô cảm của học sinh. Có thể tham khảo một số ý sau:
+ Ý nghĩa: Hành động của cậu bé là biểu hiện vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay: chỉ quan tâm đến niềm vui của mình và mặc kệ nỗi đau của người khác. Lời nói của cây si nhắc nhở chúng ta bài học đừng nên bắt người khác nhận lấy sự đau đớn mà họ không muốn để chỉ làm mình được hạnh phúc.
+ Bàn bạc: Thói vô cảm của học sinh đang để lại rất nhiều hệ lụy cho môi trường học đường và xã hội.
+ Bài học nhận thức và hành động: Hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác trước khi làm bất cứ việc gì; đặt mình vào vị trí của người khác…
Câu 2 (6.0 điểm)
I. Mở bài:
– Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: lời dạy “Học đi đôi với hành”
II. Thân bài
1. Giải thích
a. Học là gì?
– Học là lĩnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp, ….
– Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
– Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
– Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống, ….
– Những người không có kiến thức sẽ khó tồn tại trong xã hội.
b. Hành là gì?
– Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
– Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
– Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
c. Tại sao học phải đi đôi với hành?
– Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.
– Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao.
2. Lợi ích
– Hiệu quả trong học tập.
– Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
– Học sẽ không bị nhàm chán.
3. Phê phán lối học sai lầm
– Học chuộng hình thức
– Học cầu danh lợi
– Học theo xu hướng
– Học vì ép buộc
4. Bình luận
– Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
– Nêu cách học của mình
– Thường xuyên vận dụng cách học này
– Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này
5. Liên hệ bản thân
– Bản thân sẽ thay đổi cách học theo hướng “học đi đôi với hành” để trau dồi bản thân và rèn luyện cho mình ngày một tiến bộ hơn.
III. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của e về “học đi đôi với hành”.
– Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: