Tài liệu soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
*Đọc hiểu
Câu 1 trang 24 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Chú ý cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ
Lời giải:
Nỗi nhớ được thể hiện qua không gian bằng các biện pháp điệp từ “non Yên” hay từ láy “thăm thẳm”. Điều đó thể hiện sự xa cách khôn nguôi và nỗi nhớ đau đáu thấm cả vào cảnh vật.
Câu 2 trang 24 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nỗi lòng người chinh phụ đã được biểu hiện như thế nào qua việc tả cảnh?
Lời giải:
Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả qua các từ “bổ mòn”, “xẻ héo” tạo cảm giác chia lìa tan tác và nỗi buồn hiu quạnh qua những sự vật như sương, bụi chim gù, tiếng chuông, tiếng dế, hàng cây chuối
Câu 3 trang 25 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” thể hiện điều gì?
Lời giải:
Hình ảnh trên gợi sự gắn bó, hòa quyện của thiên nhiên, càng làm nổi bật nỗi cô đơn, hiu quạnh của người chinh phụ trong đêm khuya.
*CH cuối bài
Câu 1 trang 25 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, cho biết nội dung chính của từng phần.
Lời giải:
Bố cục 2 phần:
– Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ
– Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa
Câu 2 trang 25 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra sự phù hợp của thể thơ ấy trong việc thể hiện nội dung đề tài ở văn bản này.
Lời giải:
– Đoạn trích được viết theo thể thơ song thất lục bát
– Sự phù hợp của thể thơ: Thể song thất lục bát là sự kết hợp giữa câu song thất kể sự việc và câu lục bát thiên về cảm thán, giãi bày. Thể song thất lục bát thiên về việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương, có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng suy cảm dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi. Đây là thể thơ kết hợp được nhiều phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt, dồi dào nhạc điệu, trong đó nổi bật ở âm điệu buồn thương triền miên, phù hợp để ngâm ngợi
Câu 3 trang 25 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?
Lời giải:
Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn chồng mình sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng phải sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thía nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang trôi qua vùn vụt và cảnh lứa đôi đoàn tự hạnh phúc ngày càng trở nên xa vời. Vì vậy mà nàng rơi vào tâm trạng cô đơn, sầu khổ triền miên. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng ấy.
Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy là do chiến tranh phi nghĩa
Câu 4 trang 25 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ trong phần cuối (từ dòng 9 đến dòng 20).
Lời giải:
Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, những cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Thiên nhiên lạnh lẽo như ngấm cái lạnh lẽo đáng sợ vào tận tâm hồn người chinh phụ cô đơn: Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô. Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm. Cảnh hoa – nguyệt giao hoà khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi. Những động từ dãi, lồng toát lên cái ý lửa đôi quấn quýt gần gũi, âu yếm nồng nàn mà vẫn tế nhị, kín đáo.
Câu 5 trang 25 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Lời giải:
Biện pháp tu từ trong bài chinh phụ ngâm: điệp ngữ, liệt kê, nhân hoá, so sánh,…
Phép điệp từ: non Yên, thăm thẳm, nguyệt, hoa
So sánh
Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật kết hợp với nhịp điệu chậm rãi của thể song thất lục bát giúp cho đoạn thơ trở nên sinh động, diễn tả sâu sắc nỗi lòng của người chinh phụ trong hoàn cảnh cô đơn.
Câu 6 trang 25 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ như thế nào về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?
Lời giải:
Số phận người phụ nữ phong kiến vốn đã bi thảm, bị ảnh hưởng bởi chiến tranh phi nghĩa càng đau khổ hơn. Việc họ có thể làm là chỉ là ở nhà, chờ đợi trong sự lo lắng, cô đơn, đau khổ.
—
Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây: