Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7

Tài liệu soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội 

Câu 1 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1, 6, 8, 9.

Trả lời:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1.

4

1

2

6.

8

1

2

8.

8

1

2

9.

8

2

2

Câu 2 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tập 2:Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

Trả lời:

Câu

Cặp vần

Loại vần

3.

thầy – mày

Vần cách

4.

thầy – tày

Vần cách

5.

cả – ngã

Vần cách

7.

non – hòn

Vần cách

8.

bạn – cạn

Vần cách

=> Tác dụng: Giúp cho các câu tục ngữ, có vần có nhịp điệu, tạo sự hài hòa về âm thanh hơn. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý.

Câu 3 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tập 2:Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.

Trả lời:

*Giải thích:

– “Ăn quả”: ý chỉ khi mình được ăn quả ngọt trên cây khi nó chín; những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được.

– “nhớ kẻ trồng cây”: nhớ đến công sức người đã trồng cây tạo ra quả cho mình ăn; nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó.

– “sóng cả”: sóng lớn, sóng to.

– “ngã tay chèo”:  là chèo không vững, đuối sức, đuối tay không chống nổi sóng gió.

– “mài sắt”: mài một thứ được làm bằng sắt hay chính là mài dũa bản thân, vượt qua khó khăn thử thách.

– “nên kim”: mài cục sắt để thành chiếc kim khâu hay chính là những thành quả mà ta nhận được khi vượt qua gian khổ.

=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

* Biện pháp tu từ được sử dụng là: Ẩn dụ

Câu 4 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tập 2:Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Trả lời:

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”,  “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Nội dung chính Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Đúc kết từ những kinh nghiệm dân gian thành những câu tục ngữ, tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

Nội dung trên thuộc soạn văn 7. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-7/