Soạn bài Phân tích bài Khóc Dương Khuê | Cánh diều Ngữ văn 9

Tài liệu soạn bài Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Phân tích bài Khóc Dương Khuê | Cánh diều Ngữ văn 9

Soạn bài Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 116 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)

– Đọc trước văn bản Phân tích bài Khóc Dương Khuê; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Hữu Yên.

– Liên hệ với những hiểu biết khi đọc hiểu bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến đã học ở Bài 1 (sách Ngữ văn 9, tập 1) để đọc hiểu văn bản này.

– Chú ý để rút ra điểm giống nhau và khác nhau trong cách phân tích một văn bản thơ (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến) so với cách phân tích một văn bản truyện (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, Làng – Kim Lân).

Trả lời:

– Thông tin về tác giả Hoàng Hữu Yên:

+ Tác giả sinh năm: 1927 tại Nghệ An

+ Học hàm: Phó Giáo sư (1984)

+ Công tác tại Khoa từ 1958 – 1970

+ Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Văn học, trường đại học Tổng hợp Hà Nội

+ Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội khoá I (1953-1956)

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính

Văn bản bàn luận về tình bạn cao đẹp bất chấp thời thế của Dương Khuê và Nguyễn Khuyến thông qua bài thơ Khóc Dương Khuê.

Soạn bài Phân tích bài Khóc Dương Khuê | Hay nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Vấn đề cần làm sáng tỏ ở bài này là gì?

Trả lời:

– Vấn đề cần làm sáng tỏ ở bài này là: Tình bạn cao cả bất chấp sự thay đổi thời thế của Dương Khuê – Nguyễn Khuyến.

Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Các ý gạch đầu dòng làm rõ nội dung nào?

Trả lời:

– Các gạch đầu dòng làm rõ diễn biến tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin người bạn mình là Dương Khuê mất.

Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chữ nào được chú ý phân tích?

Trả lời:

– Chữ “thôi” được chú ý phân tích.

Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Dấu ba chấm giữa đoạn thơ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Dấu ba chấm giữa đoạn có ý nghĩa chỉ những câu văn nữa vẫn chưa được trích.

Câu 5 (trang 118 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý cách tóm tắt thơ.

Trả lời:

– Cách tóm tắt thơ: tác giả dùng lời văn của mình kết hợp với trích dẫn ý thơ của nhà thơ để tóm tắt tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến thể hiện trong đoạn thơ.

Câu 6 (trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tại sao phần còn lại của bài thơ lại là phần quan trọng?

Trả lời:

– Phần còn lại của bài thơ là phần quan trọng vì diễn tả nỗi đau mất bạn của Nguyễn Khuyến.

Câu 7 (trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Câu văn nào nêu nhận xét chủ quan của người viết?

Trả lời:

– Câu văn nêu nhận xét chủ quan của người viết: “Giờ này, trước mắt và trong lòng tác giả là cả một sự trống vắng ghê người.”

Câu 8 (trang 119 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phần kết bài tác giả nêu lên nội dung gì?

Trả lời:

– Phần kết bài, tác giả nêu lên Khóc Dương Khuê là bài thơ viết về tình bạn hay nhất của nền văn học nước nhà.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Mục đích của văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” là gì?

Trả lời:

– Mục đích của văn bản Phân tích bài Khóc Dương Khuê là muốn ca ngợi bài thơ là một tuyệt tác viết về tình bạn vĩnh cửu trong nền văn học nước nhà.

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần?

Trả lời:

– Bố cục văn bản gồm 3 phần

+ Phần 1 (trong nhiều mối quan hệ … ông đã viết một áng thơ khóc bạn): Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

+ Phần 2 (tiếp … chân thành về tình bạn): Triển khai vấn đề về nghị luận.

+ Phần 3 (còn lại): Tổng kết vấn đề nghị luận.

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tác giả đã phân tích bài thơ theo cách nào? Cách phân tích ấy có tác dụng gì trong việc làm rõ nội dung chính của bài thơ?

Trả lời:

– Tác giả đã phân tích bài thơ theo cách phần tích lần lượt các câu thơ trong bài.

– Cách phân tích ấy có tác dụng làm rõ từng ý tứ, cảm xúc của tác giả khi mất bạn.

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chỉ ra luận đề và các luận điểm chính trong văn bản. Theo em, các luận điểm trong văn bản có làm sáng tỏ được luận đề không? Vì sao?

Trả lời:

– Luận đề: Tình bạn lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ riêng.

– Luận điểm 1: Tất cả nỗi đau mất bạn dường như dồn nén vào câu lục bát mở đầu này.

– Luận điểm 2: Với Nguyễn Khuyến, sau giây phút bình tĩnh lại, cả một quãng đời thanh xuân thơ mộng, êm đẹp đầy ắp kỉ niệm về tình bạn lần lượt hiện ra cụ thể, sinh động, sống dậy trong lòng và trước mắt tác giả cũng như độc giả.

– Luận điểm 3: Với mạch cảm xúc ấy, tác giả đưa chúng ta về những ấn tượng mới khó quên trong lần gặp gỡ cuối cùng của ông với bạn cố tri Dương Khuê.

– Luận điểm 4: Phần còn lại gồm mười sáu câu là phần quan trọng của tác phẩm Khóc Dương Khuê, diễn tả nỗi đau không còn bạn nữa!

– Luận điểm 5: Mấy câu kết của đoạn này làm hiện lên hình tượng nỗi đau khôn tả, tiếng khóc không nước mắt, nỗi đau dường như đã dồn cả vào lòng.

=> Các luận điểm có làm sáng tỏ được luận đề vì những luận điểm trên đã được tác giả triển khai rất chi tiết và rõ ràng.

Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Dẫn ra một số bằng chứng cho thấy tác giả đã sử dụng cách trình bày kết hợp nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Trả lời:

– Nêu vấn đề khách quan:

Trước ông, Phạm Thái chẳng đã viết văn tế Trương Đăng Thụ và sau ông, Phan Bội Châu cũng viết văn tế Phan Châu Trinh.

Nỗi đau mất bận hiện ra dưới nhiều cung bậc: lúc bộc phát, lục ngậm ngùi nuối tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu, chi phối tuổi già của tác giả.

– Phát biểu ý kiến chủ quan:

Tiếc thay đó lại là sự thật nghiệt ngã!

Kì tái ngộ quý hóa biết dường nào!

Đúng là nỗi mừng biết lấy chi cân?

Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Từ văn bản trên, em rút ra được kinh nghiệm nào về cách thức phân tích một bài thơ?

Trả lời:

Từ văn bản trên, em rút ra được kinh nghiệm khi phân tích một tác phẩm thơ ta cần chia luận điểm theo cảm xúc, tư tưởng của tác giả. Liên hệ thêm những dẫn chứng tương tự, trình bày kết hợp nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-9/