Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều

Soanvan xin giới thiệu Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 Ngữ Văn 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập học kì 2 ngữ văn 7 cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều 

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

–         Ôn tập lại kiến thức về truyện ngụ trong đề cương ôn tập giữa kì II.

A.   Đọc hiểu thơ tự do:

·        Ngữ liệu:

Văn bản thơ (tương đương về đề tài, thể thơ với các văn bản trong SGK – chủ đề về tình phụ tử, tình mẫu tử).

2. Yêu cầu đọc hiểu thơ bốn chữ, năm chữ

a. Mức độ nhận biết:

– Nhận diện được thể thơ.

–  Chỉ ra được vần của bài thơ/khổ thơ.

– Chỉ ra được nhịp của bài thơ/khổ thơ.

– Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ… trong khổ thơ, bài thơ.

b. Mức độ thông hiểu:

– Nội dung: Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

– Nghệ thuật: Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

c. Mức độ vận dụng:

– Liên hệ với một tình huống liên quan đến chủ đề bài thơ trong đời sống và viết đoạn văn.

B. Đọc hiểu văn bản Nghị luận:

·        Ngữ liệu:

Văn bản nghị luận (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).

2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Nghị luận:

a. Mức độ nhận biết:

– Nhận diện được kiểu văn bản, phương thức biểu đạt.

– Nêu được nội dung nghị luận của văn bản.

b. Mức độ thông hiểu:

– Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ… mà tác giả đưa ra

c. Mức độ vận dụng:

– Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết bài văn hoặc đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.

C. Đọc hiểu văn bản Kí:

·        Ngữ liệu:

Văn bản tùy bút hoặc tản văn (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).

2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Kí:

a. Mức độ nhận biết:

– Nhận diện được văn bản đó là tùy bút hay tản văn.

– Nêu được nội dung văn bản đó viết về vấn đề gì.

b. Mức độ thông hiểu:

– Hiểu được lời nhắn gửi của tác giả qua văn bản đó.

c. Mức độ vận dụng:

– Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.

PHẦN 2. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Nắm vững kiến thức về tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ thể.

1. Mức độ hiểu

– Tìm tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ

Nêu được tác dụng của thể tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt.

2. Mức độ vận dụng

– Biết vận dụng kiến thức về tiếng Việt để viết đoạn văn

PHẦN 3. THỰC HÀNH VIẾT

– Viết được bài văn phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học.

– Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Nội dung trên thuộc soạn văn 7. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-7/