Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án

Soanvan xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 mônvăn8 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 8.

Đề thi giữa kì 1 ngữ văn 8 chân trời sáng tạo có đáp án

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án – Đề 1

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

(BỘ SÁCH NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

 

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

0

3

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

0

40

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được vấn đề nghị luận trong văn bản.

– Xác định được các lí lẽ, dẫn chứng được tác giả sử dụng trong văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Phân tích được vấn đề nghị luận.

– Phân tích được tác dụng và hiệu quả của các lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng trong văn bản để làm thuyết phục người đọc, người nghe.

Vận dụng:

– Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

3TN

3TL

1TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

Thông hiểu:

– Trình bày rõ ràng các khía cạnh khi cảm nhận về một bài thơ tự do.

– Nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong bài thơ.

Vận dụng:

– Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản để viết được bài cảm nhận ghi lại cảm xúc của mình về một bài thơ tự do.

Vận dụng cao:

– Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

– Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

3TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo

Môn:văn8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!”

(“Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản thông tin

C. Hành chính công vụ

D. Ý kiến khác

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

D. Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Câu 3 (0,5 điểm). Thao tác lập luận chính của văn bản là:

A. Phân tích

B. So sánh

C. Bác bỏ

D. Giải thích

Câu 4 (0,5 điểm). Tìm yếu tố thể hiện năng lực làm người được đề cập trong văn bản.

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 6 (1,0 điểm). Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”.

Câu 7 (1,0 điểm). Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng).

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Văn bản nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

0,5 điểm

Câu 3

A. Phân tích

0,5 điểm

Câu 4

Yếu tố thể hiện năng lực làm người: phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.

0,5 điểm

Câu 5

Nội dung chính của văn bản trên:

– Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.

– Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.

=> Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.

1,0 điểm

Câu 6

– Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý…

– Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…

1,0 điểm

Câu 7

– Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.

 

1,0 điểm

 

 

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Mở đoạn giới thiệu được tác giả và bài thơ.

Thân đoạn phân tích được đặc điểm nội dung và nghệ thuật.

Kết bài khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn

– Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ.

2. Thân đoạn

– Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề của bài thơ.

– Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ…) …).

3. Kết đoạn

Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án – Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo

Môn:văn8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CỬA SÔNG

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non

(theo Quang Huy)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ

A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra

D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền

B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng

C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

Câu 6. Cho đoạn thơ:

“Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non”

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn

B. sông không bao giờ quên biển

C. sông không bao giờ xa biển

D. sông luôn gắn bó với núi non

Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.

C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.

D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.

B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10 (1,0 điểm)Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu Nội dung cần đạt Điểm
Câu 1 C. Thơ sáu chữ 0,5 điểm
Câu 2 B. Không then khóa, không khép lại, mở ra 0,5 điểm
Câu 3 A. Đúng 0,5 điểm
Câu 4 A. Nhân hóa 0,5 điểm
Câu 5 D. Nơi những người thân được gặp lại nhau 0,5 điểm
Câu 6 A. sông không giờ quên cội nguồn 0,5 điểm
Câu 7 A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn. 0,5 điểm
Câu 8 C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn. 0,5 điểm
Câu 9 Bài thơ vừa miêu tả vẻ đẹp cửa sông với nhiều đặc trưng độc đáo, đồng thời tác giả gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với cội nguồn, ngợi ca tình nghĩa thủy chung sắt son của con người trong cuộc sống. 1,0 điểm
Câu 10 – Đảm bảo đúng hình thức

– Có sử dụng và chỉ ra một từ tượng hình hoặc tượng thanh

– Trình bày được biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước:

+ Tình thân gia đình

+ Tình làng xóm

+ Sự gắn bó với làng quê

+ Bảo vệ và giữ gìn nét đẹp truyền thống

+ …

– Trình bày được vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

+ Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người.

+  Giúp cho mỗi người sống tốt hơn

+ Thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cống hiến cho cộng đồng.

– Trình bày được bài học cá nhân.

=> Khẳng định lại ý nghĩa của quê hướng đối với mỗi người.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm
  a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ,…

0,25 điểm
  b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. 0,25 điểm
  c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu được nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ.

2. Thân đoạn:

– Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

3. Kết đoạn:

Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

2,5 điểm
  d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 điểm
  e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. 0,5 điểm
  Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án – Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 – 2024

Môn:văn8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

NHỚ MẸ NĂM LỤT

(Huy Cận)

Năm ấy lụt to tận mái nhà

Mẹ con lên chạn (1) – Bố đi xa

Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh

Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà

Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc

Thương con lúc ấy biết gì hơn?

Nước mà cao nữa không bè thúng

Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con

Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn

“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”

Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng

Đáp lại từ xa một tiếng “ời”

Nước, nước… lạnh tê như số phận

Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau

Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn

Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu

Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ

Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan

Nuôi con lớn giữa bao cay cực

Nước lụt đời lên mẹ cắn răng

Năm ấy vườn cau long mấy gốc

Rầy đi một dạo, trái cau còi

Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc

Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi

(www. Thivien.net)

(1) Chạn: gác cao sát mái nhà để đồ đạc khi lụt (khỏi ướt)

*Huy Cận: Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984- 1995

Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.

D. Thể thơ sáu chữ, vì có 6 khổ.

Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?

A. Nhịp 4/2 và 2/4.

B. Nhịp 4/3.

C. Nhịp 3/4 và 4/3.

D. Khó xác định.

Câu 3: Đáp án nào nói lên đề tài của bài thơ?

A. Thiên nhiên.

B. Quê hương.

C. Người mẹ.

D. Gia đình.

Câu 4: Đáp án nào nói lên cảm hứng chủ đạo của bài thơ

A. Khâm phục, biết ơn.

B. Thương cảm.

C. Tôn trọng, tự hào.

D. Ngợi ca.

Câu 5: Nhân vật trữ tình của bài thơ là:

A. Người mẹ.

B. Người con.

C. Người hàng xóm.

D. Người cha.

Câu 6: Điều gì khiến mẹ lo lắng nhất khi lụt ngập nhà?

A. Hàng cau long rễ.

B. Sự an toàn của con

C. Bốn bề nước réo.

D. Nước mênh mông trắng

Câu 7: Câu thơ nào không nói lên nỗi lo lắng, sự chở che của mẹ dành cho con?

A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.

B. Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.

C. “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”

D. Nuôi con lớn giữa bao cay cực.

Câu 8: Dòng nào nói lên hoàn cảnh gia đình của người mẹ trong nạn lũ lụt?

A. Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị

B. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, hai mẹ con ở trên chạn chắc chắn

C. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ kêu mà không có ai giúp

D. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ thức trắng đêm canh nước

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Nhận xét của em về cách đặt nhan đề và sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ?

Câu 10. Tác giả muốn nói điều gì, thể hiện nỗi niềm gì trong 2 câu thơ sau?

Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc

Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi

II. VIẾT (4 điểm)

Viết bài luận thể hiện những suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc hiểu bài thơ Nhớ mẹ năm lụt của tác giả Huy Cận

—–Hết—–

–  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

– Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

Câu 8 (0.5đ)

B C C A B B D A

 Câu 1 (0.5 điểm)

Bài thơ trên thuộc thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ.

→ Đáp án: B

Câu 2 (0.5 điểm)

Cách ngắt nhịp chính của bài thơ: Nhịp 3/4 và 4/3.

Mẹ cắn bầm môi /cho khỏi khóc

Thương con /lúc ấy biết gì hơn?

Nước mà cao nữa /không bè thúng

Nếu chết trời ơi! /Ôm lấy con

→ Đáp án: C

Câu 3 (0.5 điểm)

Đề tài của bài thơ: nói về người mẹ (trong kí ức của tác giả)

→ Đáp án: C

Câu 4 (0.5 điểm)

Cảm hứng chủ đạo: Khâm phục, biết ơn (đối với người mẹ)

→ Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm)

Nhân vật trữ tình (người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ) là Người con

→ Đáp án: B

Câu 6 (0.5 điểm)

Điều khiến mẹ lo lắng nhất khi lụt ngập nhà là sự an toàn của con

→ Đáp án: B

Câu 7 (0.5 điểm)

Câu thơ không nói lên sự lo lắng, sự chở che của mẹ: Nuôi con lớn giữa bao cay cực.

Câu thơ trên là câu thơ bao quát tấm lòng của mẹ đối với con

→ Đáp án: D

Câu 8 (0.5 điểm)

Hoàn cảnh gia đình của người mẹ trong nạn lũ lụt Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị

→ Đáp án A

Câu (1.0 điểm)

– Đặt nhan đề là hình ảnh, sự việc gây ấn tượng (hình ảnh mẹ, sự việc lũ dữ)

– Mạch cảm xúc trong bài thơ: khơi gợi từ kí ức về năm ấy lụt to đến hình ảnh người mẹ thương con với nỗi lo toan, chịu đựng đối mặt nước lũ… dẫn đến những suy ngẫm về cuộc đời mẹ kiên cường trước gian khó và kết thúc là mẹ trước cảnh tan hoang sau lũ

Câu 10 (1.0 điểm)

– Gợi cảnh đau lòng sau lũ: mẹ thêm già nua; tài sản tan hoang chỉ còn vũng nước đọng

– Nỗi lòng quặn đau khi nhìn mẹ già và cảnh nhà sau lũ

PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài luận thể hiện những suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc hiểu bài thơ Nhớ mẹ năm lụt của tác giả Huy Cận

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5 – Giới thiệu bài thơ (tên tác giả, tác phẩm)

– Ấn tượng cảm xúc sau khi đọc bài thơ

Thân bài

2,5 – Giới thiệu sơ lược về bài thơ (người mẹ trước nạn lụt; phẩm chất người mẹ, cảm xúc của người con)

– Những điều đọng lại trong nhận thức, cảm xúc của em (người viết bài văn)

– Suy nghĩ, tình cảm và hành động của cá nhân (với bản thân trước cuộc sống nhiều bất trắc về thiên tai, với những người chịu hậu quả của thiên tai,…)

Kết bài

0,5 Làm lan tỏa ý thức cộng sinh của con người (tổ chức/ nhóm nhân đạo, thiện nguyện)
Yêu cầu khác 0,5 – Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

– Thể hiện rõ quan điểm cá nhân (ý thức, hành động)

– Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/