Soanvan xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 mônvăn8 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Ngữ văn 8.
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án – Đề 1
MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
2 |
0 |
2 |
1 |
2 |
1 |
0 |
0 |
50 |
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
50 |
Tổng |
10 |
10 |
10 |
20 |
10 |
30 |
0 |
10 |
100% |
||
Tỉ lệ % |
20% |
30% |
40% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
Nhận biết: – Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và băng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận. – Nhận biết được các biện pháp tu từ. – Nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ, thành ngữ có yếu tố Hán Việt đó. Thông hiểu: – Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng. – Hiểu được thông điệp văn bản muốn thể hiện. Vận dụng: – Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với bản thân |
2TN |
2TN 1TL |
2TN 1TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống |
Nhận biết: – Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội. – Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: – Trình bày rõ ràng các khía cạnh của vấn đề. – Nêu được luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Vận dụng: – Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm về đời sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để. – Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: – Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. – Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. |
1TL* |
|||
Tổng số câu |
2TN |
2TN 1TL |
2TN 1TL |
1TL |
|||
Tỉ lệ (%) |
20% |
30% |
40% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn… Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.
Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.
(Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Tản văn
D. Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 3. Luận đề của văn bản trên là gì?
A. Điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.
B. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại
C. Mỗi người phải cố gắng từng ngày
D. Điều kì diệu trong cuộc sống là đạt tới thành công
Câu 4. Đoạn văn thứ hai được triển khai theo cách nào?
A. Hỗn hợp
B. Quy nạp
C. Diễn dịch
D. Song song
Câu 5. Biện pháp tu từ nổi bật nào được dùng trong câu văn ” Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống”?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Liệt kê
Câu 6. Câu văn “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi.” đóng vai trò gì trong đoạn văn?
A. Bằng chứng
B. Lí lẽ
C. Luận điểm
D. Luận đề
Câu 7 (1,0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó”.
Câu 8 (1,0 điểm) Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về sự cho và nhận trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
B. Văn bản nghị luận |
0,5 điểm |
Câu 2 |
C. Nghị luận |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A. Điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. |
0,5 điểm |
Câu 4 |
B. Quy nạp |
0,5 điểm |
Câu 5 |
D. Liệt kê |
0,5 điểm |
Câu 6 |
B. Lí lẽ |
0,5 điểm |
Câu 7 |
Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó – Bản chất của sự việc xảy đến rất đa dạng, bất ngờ, không thể lường trước được. – Con người cần chọn cách ứng phó phù hợp với hoàn cảnh để vượt qua, mới là điều quan trọng. |
1,0 điểm |
Câu 8 |
Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi – Đồng tình hoặc không đồng tình – Lí giải |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài ý kiến, rút ra bài học bản thân. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự cho và nhận trong cuộc sống. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cho và nhận. 2. Thân bài a. Giải thích – “Cho”: nghĩa là cho đi, trao đi tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những người gặp khó khăn trong cuộc sống. – “Nhận”: là chấp thuận việc làm, tình cảm mà người khác dành cho mình. – “Cho và nhận” là một thông điệp ý nghĩa: trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn. Khi trao đi những điều quý giá ấy chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, niềm hạnh phúc, an yên trong tâm hồn và cả những sự giúp đỡ từ người khác. b. Bàn luận (Trả lời cho câu hỏi Tại sao chúng ta phải biết cho đi và nhận lại?) – Cuộc sống còn có nhiều mảnh đời khó khăn, giúp đỡ họ làm cho xã hội phát triển tốt hơn, họ sẽ đỡ đi phần nào thiếu thốn; hơn nữa lại thể hiện được hơi ấm tình người. – Khi chúng ta trao cho người khác bất cứ điều gì, ta sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn. – Hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn. c. Mở rộng vấn đề Trong cuộc sống có nhiều tấm gương về sự “cho đi”, giúp đỡ người khác. (Học sinh tự tìm dẫn chứng chứng minh cho luận điểm này). d. Phản đề Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người vô cảm, lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác; ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình; chỉ muốn nhận những điều tốt đẹp của người khác mà không muốn cho đi → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân. |
4,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,25 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều có đáp án – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 1 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
A. Nghị luận văn học
B. Nghị luận xã hội
C. Ký
D. Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 3. Câu văn Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai theo hình thức nào?
A. Hỗn hợp
B. Diễn dịch
C. Song hành
D. Quy nạp
Câu 5. Câu văn Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống có vai trò gì?
A. Câu nêu luận đề
B. Câu nêu luận điểm
C. Câu nêu lí lẽ
D. Câu nêu bằng chứng
Câu 6. Đâu không phải là điều cần làm trước mắt mà tác giả đã nêu trong đoạn trích?
A. Trau dồi kĩ năng sống
B. Tích lũy tri thức
C. Xây dựng các chuẩn mực cho bản thân
D. Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm
Câu 7 (1,0 điểm) Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?
Câu 8 (1,0 điểm) Anh/chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận về thái độ sống tích cực
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Câu 1 | B. Nghị luận xã hội | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Nghị luận | 0,5 điểm |
Câu 3 | C. So sánh | 0,5 điểm |
Câu 4 | B. Diễn dịch | 0,5 điểm |
Câu 5 | C. Câu nêu lí lẽ | 0,5 điểm |
Câu 6 | A. Trau dồi kĩ năng sống | 0,5 điểm |
Câu 7 | – Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:
+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…; + song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường… |
1,0 điểm |
Câu 8 | – Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.
– Lí giải hợp lí, thuyết phục. |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội
Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích làm rõ vấn đề. Kết bài khái quát ý kiến, rút ra bài học bản thân. |
0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thái độ sống tích cực. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thái độ sống tích cực. 2. Thân bài a. Giải thích Thái độ sống tích cực: là việc con người luôn suy nghĩ tích cực, cảm nhận được niềm vui, những điều ý nghĩa của cuộc sống.người lạc quan là những người luôn vui vẻ, biết tìm niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống, luôn yêu đời và thấy cuộc đời đáng sống. b. Phân tích – Biểu hiện của người có thái độ sống tích cực: Có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng sống cho bản thân. Biết hài lòng về những gì bản thân mình đang có, cố gắng, nỗ lực vươn lên để bản thân ngày càng tốt đẹp hơn. Trước mỗi khó khăn thử thách, người có thái độ sống tích cực luôn giữ vững được tinh thần, tìm cách vượt qua một cách tốt nhất. – Ý nghĩa của thái độ sống tích cực: Thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Thái độ sống tích cực vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hơn. c. Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng cụ thể, xác thực và nổi bật để minh họa cho bài làm văn của mình. d. Phản đề Trong cuộc sống, có nhiều người tiêu cực, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã. 3. Kết bài Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của thái độ sống tích cực; đồng thời rút ra bài học cho bản thân. |
4,0 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,25 điểm | |
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: