Soạn bài Bố của Xi-mông (Simon) | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

Tài liệu soạn bài Bố của Xi-mông (Simon)văn8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Bố của Xi-mông (Simon) | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

Soạn bài Bố của Xi-mông (Simon)

Câu hỏi (trang 25 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Sự yêu thương, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa:

– Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

– Người được nhận tình yêu thương sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.

– Người thể hiện tình yêu thương với người khác cảm thấy vui vẻ, đồng cảm, được mọi người yêu quý, kính trọng.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?

– Lời đề nghị của Xi – mông với bác công nhân thể hiện khao khát tình yêu thương của bố và một mái ấm gia đình trọn vẹn của bố và có mẹ.

2. Suy luận: Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?

– Bác Philip đề nghị mẹ Xi- mông làm vợ của mình vì muốn thực hiện điều mong muốn của cậu bé Xi-mông

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bố của Xi-mông là câu chuyện về cậu bé Xi-mông mồ côi bố bị các bạn bắt nạt và xa lánh. Xi-mông tuyệt vọng và đau khổ đến mức đã từng muốn nhảy xuống sông cho chết đuối. Xi-mông gặp được bác Phi-lip người đã bắt chuyện với em và đưa em về nhà.

Soạn bài Bố của Xi-mông (Simon) | Hay nhất Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 30 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.

Trả lời:

– Đề tài: Tác phẩm viết về những đứa trẻ không có bố, bất hạnh, đáng thương.

Câu 2 (trang 30 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây (làm vào vở) và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Yếu tố so sánh Lần đầu {Những} lần khác
Bối cảnh
Người đưa ra đề nghị
Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời
Phản ứng của chị Blăng-sốt
Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học
Phản ứng của các bạn học

Trả lời:

– Bảng so sánh các lần bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông:

Yếu tố so sánh Lần đầu {Những} lần khác
Bối cảnh Ở nhà Xi-mông, sau khi em có ý định ra bờ sông tự vẫn, được bác Phi-líp dắt về nhà. Ở nhà Xi-mông, ba tháng sau khi em nhận bác Phi-líp làm bố và tình cảm của hai người trở nên thân thiết.
Người đưa ra đề nghị Xi-mông Bác Phi-líp
Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời Có chứ, bác muốn chứ Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.
Phản ứng của chị Blăng-sốt Đau đớn, tủi hổ. Thẹn thùng, im lặng nhưng vẫn đáp lại nụ hôn của bác.
Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp. Bố tớ là Phi-líp, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ.
Phản ứng của các bạn học Tiếp tục cười nhạo Xi-mông Công nhận bác Phi-líp là một ông bố khiến cho con mình rất tự hào.

– Tác dụng của việc lặp lại chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông:

+ Thể hiện sự tốt bụng, giàu lòng yêu thương và khao khát hạnh phúc gia đình của bác Phi-líp.

+ Thể hiện ước mong hạnh phúc, quyền tôn trọng, yêu thương của những người phụ nữ lỡ lầm như chị Blăng-sốt.

Câu 3 (trang 30 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Cách nhìn của tác giả về chị Băng-sắt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gọi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?

Trả lời:

– Cách nhìn của người dân trong vùng về chị Blăng-sốt và Xi-mông: hà khắc, định kiến, phân biệt đối xử. Chính thái độ này của những người lớn đã khiến lũ trẻ cũng kì thị, trêu chọc Xi-mông thay vì yêu thương, cảm thông với cậu bé.

– Cách nhìn của tác giả dành cho những “người phụ nữ lỡ lầm” như chị Blăng-sốt và những chú bé “không có bố” như Xi-mông là cái nhìn thấu hiểu, yêu thương, nhân văn, khác với cái nhìn nặng nề của xã hội đương thời.

– Cái nhìn của tác giả gọi cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về lòng yêu thương con người.

+ Lòng yêu thương cần đi liền với thái độ đồng cảm, thấu hiểu cảnh ngộ của mỗi người xung quanh, nhất là với những người đã từng lỡ lầm hoặc những đứa trẻ thiếu may mắn khi không được sinh ra trong một gia đình đầy đủ cha mẹ.

+ Lòng yêu thương sẽ xóa đi mọi định kiến, giúp chúng ta đối xử với nhau nhân văn hơn, biết ghi nhận giá trị của người khác như cách bác Phi-líp đã ghi nhận giá trị của chị Blăng-sốt.

+ Lòng yêu thương cũng đem đến niềm hi vọng, niềm tin vào những điều đẹp đẽ, về sự đổi thay, tiến bộ trong cuộc sống.

Câu 4 (trang 30 sgkvăn8 Tập 1): Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-lip “sẽ kéo tại tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao?

Trả lời:

– Đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp:

+ Lời hứa của bác Phi-líp giúp cho những đứa trẻ bị bắt nạt như Xi-mông trở nên tur tin, can dam.

+ Lời hứa thể hiện sự quan tâm, thái độ bảo vệ con của một ông bố.

+ Lời hứa chỉ là một dự định, không chắc bắc Phi-líp sẽ thực hiện như thế.

Câu 5 (trang 30 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Trả lời:

– Chủ đề của truyện Bố của Xi-mông là: tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thời hoặc mắc sai lầm.

– Căn cứ để xác định chủ đề:

+ Sự kiện: Câu chuyện Xi-mông bị bắt nạt vì không có bố – nhận bắc Phi-líp làm bố – kết nối mối quan hệ với bác Phi-líp – bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để trở thành “một người bố hẳn hoi”.

+ Nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và các nhân vật khác: chủ bé Xi-mông có mối quan hệ với trường học, với đám bạn học ở trường; mối quan hệ giữa Xi-mông với mẹ, với bác Phi-líp (người bố mà cuộc sống ban tặng cho em).

+ Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết: nhan đề Bố của Xi-mông và mối quan hệ giữa nhan đề này với một loạt các chi tiết như: gặp bác Phi-líp, đề nghị bác Phi-líp làm bố; bị bạn bè trêu chọc vì bác Phi-líp không phải là ông bố đích thực; bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để chính thức làm bố của em; sự tương phản giữa cái nhìn của người dân trong vùng, các bạn học với mẹ con Xi-mông (phán xét, kì thị, xa lánh, coi thường, chế giễu, bắt nạt) và thái độ, cách ứng xử của bác Phi-líp (yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, bảo vệ).

+ Điểm nhìn, ngôi kể, cách kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ ba tạo nên sự khách quan cho câu chuyện, cách kể: mọi sự kiện

Câu 6 (trang 30 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Thông qua câu chuyện làm bố cho chủ bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc.

Trả lời:

– Thông qua câu chuyện làm bố cho chủ bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến người đọc: Ai cũng có thể mắc sai lầm, cần cảm thông, thấu hiểu với những sai lầm đó.

Câu 7 (trang 31 Sách giáo khoa Văn8 Tập 2): Thảo luận nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Trả lời:

– HS thành lập nhóm, tổ chức hoạt động Xây dựng lớp học yêu thương để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/