Soạn bài Ca Huế trên sông Hương | Kết nối tri thức Ngữ văn 8

Tài liệu soạn bài Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Ca Huế trên sông Hương | Kết nối tri thức Ngữ văn 8

Soạn bài Ca Huế trên sông Hương

Nội dung chínhVăn bản nói về cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

Soạn bài Ca Huế trên sông Hương | Hay nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Câu 1 (trang 48 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Các điệu hò xứ Huế gắn bó như thế nào với cuộc sống của con người.

Trả lời:

– Các điệu hò xứ Huế gắn bó với cuộc sống con người khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm.

– Từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn và phổ biến nhất là các câu hò đối đáp tri thức.

Câu 2 (trang 48 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1)Đêm ca Huế có gì đặc biệt về thời gian, không gian? Theo em, thời gian, không gian ấy tác động như thế nào đến việc thưởng thức ca Huế?

Trả lời:

– Sự đặc biệt của Ca Huế về không gian, thời gian:

+ Không gian: yên tĩnh, sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng, trên chiếc thuyền rồng.

+ Thời gian: đêm khuya.

– Thời gian, không gian ấy tác động vô cùng quan trọng đến việc thưởng thức ca Huế. Tâm hồn người nghe cũng bỗng chốc được gột rửa, thanh tịnh, trong sạch, không vướng bận, không lo âu. Từ đó mới cảm nhận được trọn vẹn những gì tinh túy, giá trị nhất của ca Huế. Cảm nhận được trọn vẹn những cung bậc cảm xúc của con người nơi đây.

Câu 3 (trang 48 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1)Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ đâu? Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp gì?

Trả lời:

– Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình (là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi cung đình, tôn miếu nên trang trọng uy nghi). Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, điệu hò, hát lí…

– Nguồn gốc đặc ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

Câu 4 (trang 48 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1)Nêu tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận,… trong văn bản.

Trả lời:

Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận,… trong văn bản: đem đến cho người đọc nhiều hiểu biết về nét đặc trưng riêng của làn điệu dân ca xứ Huế. Qua đó, không chỉ giới thiệu về ca Huế trên sông Hương, tác giả còn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Huế thể hiện trong mỗi câu ca, lời hát, gửi gắm tình yêu tha thiết của mình dành cho văn hóa nghệ thuật, dành cho ca Huế và con người Huế.

Câu 5 (trang 48 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1)Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế.

Trả lời:

Tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế:

– Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm, thiết tha của con người xứ Huế.

– Tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến trân trọng dành cho ca Huế.

– Tác giả thể hiện sự tự hào, trân trọng những vẻ đẹp văn hóa tinh thần dành cho mảnh đất cố đô.

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/