Tài liệu soạn bài Cầu hiền chiếu Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Cầu hiền chiếu
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 76 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết?
Trả lời:
Dưới triều Vua Lê Thánh Tông việc tuyển chọn người có đức, có tài được xem là điều hệ trọng nhất trong mọi điều hệ trọng với nhiều hình thức tiến bộ, tổ chức rất nghiêm ngặt.
Nhà vua đã áp dụng hàng loạt các biện pháp cơ bản, mang tính hệ thống như khuyến khích việc học; tổ chức thi tuyển để lựa chọn người tài; đặt lệ bảo cử để không bỏ sót nhân tài; đặt lệ tập ấm để khuyến khích con cháu công thần lập thân; thực hiện chế độ tản quan để tỏ lòng tri ân với những người có công; đặt lệ khảo thi để khuyến khích nhân tài phấn đấu vươn lên; đặt lệ khảo khóa để đánh giá, phát huy thực tài của quan lại (Lê Đức Tiết: Bộ luật Hồng Đức, Di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của Việt Nam, NXB Tư pháp, 2010, tr.143-144).
Câu hỏi 2 (trang 76 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Nhân tài có vai trò quan trọng, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy mà cha ông ta đã coi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tiến hành các cuộc thi cử để tìm ra trạng nguyên, tiến sĩ cho đất nước.
– Mang đến lợi ích chung cho Quốc gia.
– Nhận được sự giúp đỡ và có thể giải quyết những vấn đề khó khăn.
– Góp phần phát triển quê hương đất nước về mọi mặt.
– …
* Đọc văn bản
1. Phần 1 nêu vấn đề gì?
Phần 1 nêu lên sứ mệnh của người hiền tài.
2. Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?
Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý mối quan hệ giữa người tài và thiên tử sẽ được trình bày ở phần 3.
3. Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.
Lí lẽ thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.
4. Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?
Các lí lẽ được trình bày ở các phần trước: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời; nêu ra tình hình đất nước hiện tại tạo tiền đề đi đến luận ở phần 4: người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới.
5. Ý nghĩa của lời khuyến dụ.
Lời khuyến dụ có ý nghĩa: Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li: vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước. Đường lối cầu hiền hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng.
* Sau khi đọc
Nội dung chính Cầu hiền chiếu:
Văn bản là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.
Câu 1 (trang 79 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?
Trả lời:
– Lí do: Những bất cập của triều đại mới, Gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.
– Mục đích: Kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Câu 2 (trang 79 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?
Trả lời:
– Văn bản hướng tới đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.
– Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.
Câu 3 (trang 79 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.
Trả lời:
– 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “sinh ra người hiền vậy”): Khẳng định người hiền tài có sứ mệnh phò tá cho thiên tử.
+ Phần 2 (tiếp theo đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Hoàn cảnh của đất nước và sự cần thiết của người tài đối với vận mệnh quốc gia.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
– Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2 là giải quyết vấn đề, phần 3 là kết luận.
Câu 4 (trang 79 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?
Trả lời:
Nghệ thuật:
– Cách nói sùng cổ.
– Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lý và tình.
=>Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung.
Câu 5 (trang 79 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?
Trả lời:
Những điều làm nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu:
– Người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ sắc sảo, lời lẽ tâm huyết và đầy sức thuyết phục để kêu gọi người hiền tài ra giúp vua Quang Trung xây dựng và củng cố đất nước sau những năm nội chiến và nạn ngoại xâm liên miên.
– Nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung thể hiện qua bài chiếu.
– Bài kí có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung. Từ khái quát vấn đề, giải quyết từng khía cạnh cụ thể của vấn đề và khẳng định, cầu hiền một cách khẩn thiết là logic của bản chiếu.
Câu 6 (trang 79 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?
Trả lời:
Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc quét sạch 20 vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Lê Chiêu Thống và tàn quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị, triều Lê sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới nên có người đã bỏ trốn, hoặc đi ở ẩn, hoặc tự tử,… Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết Chiếu cầu hiền kêu gọi những người tài đức ra giúp nước an dân.
Văn bản thể hiện rõ sự khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức, qua đó ta thấy được Ngô Thì Nhậm thật là uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản, thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng là người được vua Quang Trung tin cậy.
* Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.
Đoạn văn tham khảo
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về vấn đề: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự đóng góp của những người tài là vô cùng quan trọng. Người có tài miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Người tài giỏi không chỉ là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển xã hội mà còn quyết định sự suy thịnh, tồn vong của đất nước. Những người tài là lực lượng đi đầu tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào đời sống và sản xuất. Những người tài mang những tư duy tích cực, tính sáng tạo không ngừng và những hoài bão lớn lao góp phần thúc đẩy sự tiến bộ văn minh của xã hội, đưa nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển. Những sự đóng góp ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc, giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.
Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: