Soạn bài Chuẩn bị hành trang | Kết nối tri thức Ngữ văn 9

Tài liệu soạn bài Thực hành đọc: Chuẩn bị hành trang Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Chuẩn bị hành trang | Kết nối tri thức Ngữ văn 9

 

Soạn bài Thực hành đọc: Chuẩn bị hành trang

Câu 1 (trang 86 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Luận đề của văn bản; các luận điểm được triển khai từ luận đề.

Trả lời:

– Luận đề: Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế mới.

– Hệ thống luận điểm:

+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

+ Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu nặng nề của đất nước.

+ Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.

Câu 2 (trang 86 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm.

Trả lời:

– Luận điểm 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị của bản thân con người

+ Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.

+ Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.

– Luận điểm 2: Bối cảnh thế giới và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước

– Bối cảnh hiện nay: Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.

– Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

– Luận điểm 3: Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam

+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành;

+ Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương;

+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày;

+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.

Câu 3 (trang 86 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2): Thái độ của người viết đối với vấn đề được bàn luận.

Trả lời:

Thái độ của tác giả là:

+ tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch về một phía, khẳng định

+ trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc.

Câu 4 (trang 86 sgk Sách giáo khoa Văn9 Tập 2):  Thông điệp em rút ra được từ văn bản.

Trả lời:

– Bản thân cần trau dồi thêm kĩ năng, trau dồi thêm kinh nghiệm.

– Cần học cách lắng nghe, đóng góp ý kiến từ mọi người xung quanh để kĩ năng học tập và sáng tạo trở nên tốt hơn.

– Cần phải gặp gỡ, giao lưu với nhiều người hơn, học hỏi thêm từ những người đi trước….

Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-9/