Tài liệu Soạn bài Chuyện cổ nước mình mônvăn6 gồm 2 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa văn 6 Tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Chuyện cổ nước mình
Bài giảng: Chuyện cổ nước mình – Kết nối tri thức
Trước khi đọc
1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Tấm Cám, Thạch Sanh,…
2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Em thích cô Tấm vì cô là người hiền hậu, dám đấu tranh giành lại hạnh phúc của bản thân.
Đọc văn bản
Hình dung (trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
– Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
– Qua những câu chuyện mang màu sắc cổ tích, hoang đường.
– Những bài học triết lí sống mà cha ông để lại.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Bài thơ được viết theo thể lục bát:
– Cứ một cặp câu lục bát (6 – 8) nối tiếp nhau.
– Gieo vần đúng.
– Nhịp chẵn.
Câu 2 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
– Tấm Cám (Thị thơm… áo cơm cửa nhà)
– Đèo cãy giữa đường (Đèo cày… chẳng ra việc gì)
– Sự tích trầu cau (Đậm đà… nặng sâu tình người)
– Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh,… (Ở hiền… tiên độ trì)
Câu 3 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Vẻ đẹp tình người: nhân hậu, sâu xa, yêu thương, hiền lành, công bằng, thông minh, độ lượng, giàu tình cảm, đa mang,…
Câu 4 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Hai dòng thơ là sự thấu hiểu tình cảm sâu lắng mà cha ông gửi gắm qua những câu chuyện cổ của tác giả. Qua những giá trị tinh thần văn hóa, ta thấy được đời sống vật chất, tình thần, tâm hồn, quan niệm nhân sinh,… của cha ông.
Câu 5 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Hai dòng thơ trên gợi ra những bài học cuộc sống mà cha ông truyền qua chuyện cổ là để dành cho thế hệ mai sau noi theo mà thực hiện: nhân ái, trí tuệ. có chính kiến riêng của bản thân,…
Câu 6 trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Vì những bài học về con người, cách sống trong câu chuyện cổ vẫn luôn rạng ngời, còn nguyên giá trị đến tận bây giờ, giúp thế hệ mai sau vượt qua những khó khăn, thử thách.
Viết kết nối với đọc
Đề bài (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Ở hai dòng thơ đâu, tác giả đã nói rõ khoảng cách thế hệ của chúng ta với cha ông. Đó là một khoảng cách không chỉ địa lí mà còn thời gian rất xa như con sông với chân trời. Thế nhưng, chuyện cổ vẫn còn luôn thiết tha để lại những bài học giá trị. Không chỉ là cách đối nhân xử thế chúng còn tô đậm những nét đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam. Và qua đó, chúng ta còn cảm nhận rõ, ghi sâu những giá trị văn hóa tinh thần của ông cha mình.
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 6. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: