Soạn bài Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác phẩm văn học – Chân trời sáng tạo

Soanvan giới thiệu Soạn Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác phẩm văn học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách soạn bài Chuyên đề học tập Ngữ văn 11. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác phẩm văn học - Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác phẩm văn học

Phần thứ nhất: Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học

I. Tìm hiểu cách đọc về một tác giả văn học

Văn bản 1: Sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu (theo Nguyễn Văn Long)

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

* Câu hỏi cuối bài:

Câu hỏi 1 (trang 62 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Từ văn bản trên, bạn hãy tóm tắt sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu trong hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng 8 dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Giai đoạn sáng tác Tác phẩm Thể loại Năm sáng tác Ý nghĩa của tác phẩm đối với các nhà thơ/ thời đại
Trước Cách mạng tháng Tám Thơ thơ Thơ 1938
Thơ 1945
Sau Cách mạng tháng Tám Ngọn quốc kì Thơ 1945

Trả lời:

Giai đoạn sáng tác Tác phẩm Thể loại Năm sáng tác Ý nghĩa của tác phẩm đối với các nhà thơ/ thời đại
Trước Cách mạng tháng Tám Thơ thơ Thơ 1938 – Có tiếng vang trong tầng lớp thanh niên thành thị.

– Đem đến cho thơ ca lãng mạn đương thời tiếng nói mới.

– Xuân Diệu được gọi là “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Gửi hương cho gió Thơ 1945 Thể hiện cái rạo rực tha thiết của tập thơ đầu, nhưng đã nhuốm vị đắng cay và nỗi cô đơn rợn ngợp = > Có tính kế thừa và đổi mới.
Sau Cách mạng tháng Tám Ngọn quốc kì Thơ 1945 Tráng khúc nồng nhiệt ngợi ca lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định chế độ mới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng.
Hội nghị non sông Thơ 1946 Bài thơ dài ca ngợi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định ý chí thống nhất, độc lập của dân tộc.
Dưới sao vàng Thơ 1949 Tiếp tục mạch thơ sôi nổi, lãng mạn hồi đầu cách mạng.
Mẹ con Thơ 1953 Thể hiện đề tài mới của Xuân Diệu: cuộc sống lao khổ và sức mạnh vùng dậy của gia cấp nông dân.
Ngôi sao Thơ 1954
Riêng chung Thơ 1960 Đánh dấu sự thay đổi về bút pháp của nhà thơ.
Mũi Cà Mau – Cầm tay Thơ 1962 – Thể hiện nỗ lực bám sát đời sống của Xuân Diệu, cho thấy thể nghiệm thơ ca mới của ông: mô tả con người lao động và khung cảnh lao động hùng tráng ở nhiều miền đất nước.

– Góp phần thúc đẩy phương hướng tăng cường chất liệu hiện thực cho thơ giai đoạn này.

Một khối hồng Thơ 1964
Hai đợt sóng Thơ 1967
Tôi giàu đôi mắt Thơ 1970
Hồn tôi đôi cánh Thơ 1976
Thanh ca Thơ 1982

Câu hỏi 2 (trang 62 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Qua văn bản, bạn có nhận xét gì về những đóng góp của Xuân Diệu đối với nền văn học và với xã hội qua các giai đoạn sáng tác.

Trả lời:

Giai đoạn sáng tác Đóng góp của Xuân Diệu với nền văn học và với dân tộc
Trước Cách mạng tháng Tám. – Góp phần thể hiện tiếng lòng của tầng lớp thanh niên thành thị đương thời.

– Đóng góp cách tân về giá trị nội dung và nghệ thuật cho phong trào Thơ mới nói riêng và thơ ca nói chung: một cảm xúc mới, dào dạt, sôi nổi, trẻ trung; quan niệm nhân sinh mới mẻ; cái tôi tìm nguồn cảm hứng ở cuộc đời trần thế, khát khao tận hưởng hạnh phúc, tình yêu, giao cảm với cuộc đời, thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân của thời đại.

Sau Cách mạng tháng Tám – Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng và kháng chiến của dân tộc.

– Nói lên tiếng lòng, ca ngợi sức mạnh vùng dậy của giai cấp nông dân

lao khổ.

– Ca ngợi con người lao động trong công cuộc xây dựng miền Bắc và chống Mỹ cứu nước.

– Cách tân thơ ca với quan niệm “mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, cho thơ vào cuộc sống”, thúc đẩy phương hướng tăng cường chất hiện thực cho tho trong giai đoạn này.

Câu hỏi 3 (trang 62 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Theo bạn, tác giả bài viết đã phải thực hiện những thao tác nào để tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu?

Trả lời:

– Tìm đọc các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu.

– Thống kê các tác phẩm theo năm sáng tác, theo từng giai đoạn sáng tác của Xuân Diệu, đánh giá ý nghĩa của tác phẩm đối với nhà thơ, với thời đại.

– Khái quát những đóng góp của nhà thơ với xã hội theo từng giai đoạn sáng tác cũng như toàn bộ sự nghiệp văn học.

Văn bản 2: Một số đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu trong phong trào thơ mới (theo Lê Quang Hưng)

* Câu hỏi cuối bài:

Câu hỏi 1 (trang 64 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Từ nội dung văn bản (trích), bạn hãy tóm tắt một số đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Một số đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới Nhà thơ của trần gian và hiện tại – Ngay từ khi viết Lời tựa cho tập Thơ thơ đầu tay của Xuân Diệu, Thế Lữ đã chỉ ra rất đúng “con người ấy”: Xuân Diệu là một người của đời, một người giữa loài người.

– Trong lúc các thi sĩ Thơ mới mỗi người tìm một ngả đường trốn chạy khác nhau khỏi chợ đời, kịch đời, thì Xuân Diệu chủ trương chẳng thoát li đi đâu cả mà đứng vững trên cõi trần này, bám chặt lấy phút giấy hiện tại mình đang được sống để hưởng hạnh phúc.

Thi sĩ của Xuân và Tình Đề tài mùa xuân – Mùa xuân qua đôi mắt xanh non, tâm hồn rạo rực của Xuân Diệu là thời điểm thế giới thiện nhiên trẻ trung, tươi thắm phát lộ.

– Làm nên cái “mới nhất” của Xuân Diệu có lẽ là cảm xúc ái ân […] Cái ái tình muôn hình vạn trạng quả là nguồn thơ lớn nhất tưới mát tâm hồn đem lại nhiều hạnh phúc cho hầu hết thi sĩ Thơ mới lãng mạn.

Đề tài

tình yêu

– Xem tình yêu và tuổi trẻ là phần ngon nhất của cuộc đời, Xuân Diệu thấy ở đây dồn kết ý nghĩa của cuộc sống, hạnh phúc trên cõi trần gian.

– Với Xuân Diệu, yêu là một hành động sống, là cách để làm rộn ràng ấm nóng lên cái cuộc đời đìu hiu như dặm khách này, khi yêu con người ta được sống nhất, được là người nhất.

Câu hỏi 2 (trang 65 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trong bài viết, tác giả so sánh đặc điểm thơ Xuân Diệu với sáng tác của các nhà Thơ mới khác, với thơ cổ điển nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– So sánh Xuân Diệu với các nhà Thơ mới khác để thấy: trong khi các nhà Thơ mới thoát ly thực tại, Xuân Diệu tìm kiếm đề tài và cảm hứng ngay trên chính cuộc sống nơi trần thế, đề cao sự giao hoà giữa con người và vạn vật đề tài tình yêu của Xuân Diệu có ý nghĩa rộng lớn hơn, không chỉ là tình yêu lứa đôi mà còn là tình yêu sự sống.

– So sánh với thơ cổ điển để thấy: nếu thơ cổ điển đi vào những ước lệ khuôn sáo, Xuân Diệu có những cách diễn đạt mới mẻ, sinh động, thể hiện trọn vẹn và chân thực sức sống tràn trề, thịnh đạt của cuộc sống.

Câu hỏi 3 (trang 65 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Theo bạn, để khái quát những đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu như trong bài viết, tác giả đã thực hiện những thao tác nào?

Trả lời:

– Đọc các tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu.

– Nhận ra những nét riêng đặc trưng xuyên suốt trong các tác phẩm đó.

– So sánh với những tác giả, tác phẩm khác để thấy được nét độc đáo trong sáng tác của Xuân Diệu.

II. Những lưu ý khi đọc hiểu tác giả văn học

1. Khái niệm sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả

– Sự nghiệp văn chương: những thành tựu trong quá trình sáng tác của một tác giả được đánh dấu bằng những tác phẩm có giá trị về nội dung và hình thức nghệ thuật, có đóng góp cho sự phát triển của lịch sử, xã hội và cho nền văn học. Để xác định sự nghiệp văn chương của một tác giả, ta cần quan tâm đến các tác phẩm tiêu biểu, có giá trị theo các thời kì, giai đoạn sáng tác của tác giả; chỉ ra giá trị của các tác phẩm ấy với xã hội, với nền văn học.

– Phong cách nghệ thuật: sự tổng hoà những dấu ấn riêng trong sáng tác của một tác giả (cái nhìn có tính phát hiện đối với hiện thực và đề tài, hệ thống hình tượng đặc trưng giọng điệu riêng, những nét riêng trong ngôn từ nghệ thuật, các thủ pháp đặc trưng…), được lặp lại một cách hệ thống trong sự nghiệp văn chương của tác giả ấy. Để xác định phong cách nghệ thuật của một tác giả, ta căn cứ vào:

1) Những yếu tố riêng biệt, làm nên dấu ấn đặc trưng của tác giả khi so sánh với các tác giả khác.

2) Những yếu tố lặp lại có tính quy luật, xuyên suốt sự nghiệp văn chương của tác giả.

2. Một số yêu cầu và cách thức đọc một tác giả văn học

2.1. Yêu cầu chung

Khi tìm hiểu về một tác giả văn học, bạn cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

– Chọn được tác giả phù hợp, có tầm, có phong cách nghệ thuật độc đáo và sự nghiệp văn chương nổi bật.

Căn cứ chủ yếu để tìm hiểu về tác giả là những tác phẩm tiêu biểu. Khi tìm hiểu về sự nghiệp văn chương và phong cách nghệ thuật của một tác giả, cần lưu ý đến cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm tiêu biểu.

– Tránh đồng nhất đời tư của tác giả với hình ảnh tác giả trong các tác phẩm. Các dữ kiện về cuộc đời, thời đại, hoàn cảnh sáng tác có thể là căn cứ để giải mã tác phẩm, từ đó giúp tìm hiểu về tác giả văn học, nhưng các dữ kiện ấy không đồng nhất với những gì được viết trong tác phẩm.

– Kết quả tìm hiểu về sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả cần được tổng hợp, khái quát và ghi chép một cách có hệ thống dưới dạng sườn bài, sơ đồ tư duy, đồ hoạ thông tin (infographic),…

2.2. Quy trình, cách thức đọc hiểu một tác giả

a. Xác định đề tài cần tìm hiểu

– Việc tìm hiểu sẽ thú vị hơn nếu bạn chọn tác giả mình yêu thích, có hứng thú. Tuy vậy, bạn cần lưu ý: để có được một sự nghiệp văn chương nổi bật, tác giả cần có những tác phẩm có giá trị cao, có đóng góp đáng kể cho xã hội, cho nền văn học. Để hình thành một phong cách nghệ thuật rõ rệt, tác giả cần có những nét đặc sắc được lặp lại có tính hệ thống trong sự nghiệp sáng tác của bản thân. Do vậy, bên cạnh yếu tố sở thích, bạn cần cân nhắc đến tầm vóc của tác giả để chọn được đề tài phù hợp. Bạn có thể chọn những tác gia của các nền văn học, các thời kì văn học, đã được thời gian kiểm chứng và giới nghiên cứu thừa nhận, hoặc cũng có thể chọn những tác giả đương đại có bề dày sáng tác, có sự ghi nhận của giới chuyên môn, ghi dấu ấn các giải thưởng văn học trong nước và quốc tế.

– Với những tác gia của Việt Nam và thế giới có sự nghiệp văn chương đồ sộ, bạn có thể thu hẹp đề tài để tìm hiểu. Chẳng hạn: tìm hiểu sự nghiệp văn chương và trong một thời kì, một giai đoạn sáng tác; trong phong cách nghệ thuật của tác giả đề tài, thể loại cụ thể…

Sau đây là một số đề tài gợi ý:

– Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách truyện ngắn Nam Cao trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.

– Tìm hiểu những đóng góp và phong cách Nguyễn Khuyến trong các bài thơ viết về quê hương, làng cảnh Việt Nam.

– Tìm hiểu những đóng góp và phong cách truyện ngắn trào phúng của A. Sê-khốp (A. Chekhov).

b. Thu thập tư liệu

Sau khi đã xác định được đề tài cần tìm hiểu, bạn tiến hành thu thập tư liệu. Có hai nhóm tư liệu bạn cần thu thập và xử lí:

1) Các tư liệu viết về cuộc đời, sự nghiệp văn chương, đặc điểm phong cách của tác giả cần tìm hiểu. Bạn có thể tìm các bài nghiên cứu, bài báo, bài phỏng vấn trên các tuyển tập văn học, tạp chí khoa học, các trang web uy tín…; lập danh mục tài liệu tham khảo theo mẫu sau (làm vào vở):

STT Tên tài liệu Tác giả, năm xuất bản, đơn vị xuất bản Thông tin đáng lưu ý về

sự nghiệp văn chương, đặc điểm phong cách tác giả

1
2

2) Các tác phẩm tiêu biểu của tác giả cần tìm hiểu. Bạn cần lên danh mục các tác phẩm tiêu biểu theo trình tự năm sáng tác, sau đó tìm đọc. Có thể thực hiện theo mẫu sau (làm vào vở):

STT Tên tài liệu Năm xuất bản Thông tin đáng lưu ý về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

(nếu có)

1
2
3

c. Đọc và xử lí tư liệu

– Với các tư liệu viết về tác giả, bạn đọc và ghi chú lại những thông tin quan trọng, chú ý trả lời các câu hỏi sau:

1) Những đặc điểm nào về cuộc đời, thời đại đã tác động đến việc sáng tác văn chương của tác giả?

2) Sự nghiệp văn chương của tác giả chia làm mấy giai đoạn? Sự nghiệp đó có đặc điểm gì?

3) Những đặc điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật của tác giả là gì?

4) Những tác phẩm nào là quan trọng với sự nghiệp văn chương của tác giả, thể

hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của tác giả?

Với các tác phẩm tiêu biểu, bạn đọc các tác phẩm theo trình tự năm sáng tác và ghi lại những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung dựa trên mẫu sau:

Phiếu đọc tác phẩm

Tác giả cần tìm hiểu: …

STT Tên tác phẩm Năm sáng tác Những nét đặc sắc về nội dung Những nét đặc sắc về nghệ thuật
1
2
3
4

d. Tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của tác giả

– Từ những tư liệu đã đọc và xử lí, bạn phác thảo về sự nghiệp văn chương của tác giả, chú ý từng giai đoạn sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, ý nghĩa của tác phẩm với bản thân tác giả, với xã hội và nền văn học. Bạn có thể thực hiện dựa trên gợi ý sau:

Giai đoạn Tác phẩm tiêu biểu Thể loại Năm sáng tác Ý nghĩa với tác giả Ý nghĩa với xã hội với nền văn học
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3

Dựa vào bảng đã lập, bạn nhận xét, khái quát về những đóng góp và đặc điểm sáng tác của tác giả theo từng giai đoạn trong sự nghiệp văn chương dựa vào các

câu hỏi sau:

1) ở từng giai đoạn sáng tác, tác giả đã có đóng góp gì về nội dung tư tưởng và biện pháp nghệ thuật thông qua các tác phẩm tiêu biểu?

2) Các đóng góp ấy có ý nghĩa gì với xã hội và với nền văn học? van hoc?

e. Tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của tác giả

Dựa vào phiếu đọc tác phẩm đã thực hiện, bạn xác định các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật được lặp lại trong các tác phẩm tiêu biểu, từ đó khái quát lên các đặc điểm phong cách của tác giả.

Với mỗi đặc điểm khái quát được, bạn so sánh với tác phẩm của các tác giả khác để làm bật lên nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật. Khi thực hiện so sánh, bạn cần chú ý xác định tiêu chí so sánh, chẳng hạn: so sánh các tác giả viết cùng để tài so sánh các tác giả cùng trào lưu, cùng dòng văn học; so sánh các tác giả sử dụng cùng một loại thủ pháp nghệ thuật….

Thao tác xác định đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Soạn bài Tìm hiểu sự nghiệp văn chương và phong cách của một tác giả văn học | Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo

Ví dụ: Khi đọc các truyện ngắn viết về người nông dân của Nam Cao trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám như: Chí Phèo, Lão Hạc, Tư cách mỡ,… người đọc nhận ra đặc điểm lặp lại có tính quy luật là hình tượng người nông dân trong trạng thái tha hoá, đánh mất nhân tính hoặc trên bờ vực đánh mất nhân tính. Khi so sánh Nam Cao với các nhà văn hiện thực đi trước cũng viết về đề tài người nông dân như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, ta nhận ra chủ đề sự tha hoá là nét độc đáo và sâu sắc của Nam Cao khi khám phá hiện thực. Nếu các nhà văn đi trước chủ yếu khai thác tấn bi kịch bị bần cùng hoá của người nông dân, từ đó tố cáo các thế lực cường hào ác bá đã đẩy họ vào bước đường cùng, thì Nam Cao đi sâu hơn vào bi kịch tinh thần của người nông dân – tấn bi kịch của những thân phận sinh ra là người nhưng không được thừa nhận quyền làm người, hoặc phải sống trong sự khinh bỉ, đánh mất tự trọng, hoặc phải chọn cái chết đau đón, tức tuổi để bảo toàn nhân tính. Từ đó, ta kết luận: việc khai thác đề tài người nông dân ở khía cạnh sự tha hoá chính là một đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

III. Thực hành

Bài tập 1 (trang 69 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Tóm tắt quy trình, cách thức đọc hiểu một tác giả dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Quy trình, cách thức độc hiểu một tác giả Thao tác cần làm Lưu ý
Xác định đề tài cần tìm hiểu
Thu thập tư liệu

Trả lời:

Quy trình, cách thức độc hiểu một tác giả Thao tác cần làm Lưu ý
Xác định đề tài cần tìm hiểu – Lựa chọn tác giả có những nét đặc sắc.

– Lựa chọn tác phẩm nổi bật.

– Chọn tác giả mình yêu thích, có hứng thú.

– Chọn những tác phẩm có giá trị cao, có đóng góp cho xã hội, cho nền văn học.

Thu thập tư liệu – Các tư liệu viết về cuộc đời, sự nghiệp văn chương, đặc điểm phong cách của tác giả cần tìm hiểu.

– Tìm hiểu về các tác phẩm tiêu biểu của tác giả.

– Có thể tìm hiểu các bài nghiên cứu, bài báo… lập danh mục tài liệu tham khảo.

– Các tác phẩm tiểu biểu cần lên danh mục các tác phẩm theo trình tự năm sáng tác.

Đọc và xử lí tư liệu – Với các tư liệu viết về tác giả, bạn đọc và ghi chú ghi lại những thông tin quan trọng.

+ Những đặc điểm về cuộc đời, thời đại tác động đến sáng tác của tác giả.

+ Sự nghiệp văn chương của tác giả chia làm mấy giai đoạn. Sự nghiêp đó có đặc điểm gì.

+ Những điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật của tác giả.

+ Những tác phẩm quan trọng với sự nghiệp văn chương của tác giả.

– Với các tác phẩm tiêu biểu, đọc theo trình tự năm sáng tác và ghi lại những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung.

Bài tập 2 (trang 69 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Chọn một tác giả phù hợp để:

a. Thu thập tư liệu viết về tác giả, lập danh mục các tác phẩm tiêu biểu của tác giả.

b. Lập bảng phác thảo sự nghiệp văn chương của tác giả.

c. Vẽ sơ đồ thể hiện các đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả.

Trả lời:

Tham khảo

a.

* Thu thập về tư liệu về tác giả Xuân Diệu.

– Danh mục các tác phẩm tiêu biểu:

+ Thơ thơ (46 bài)

+ Gửi hương cho gió (51 bài)

+ Ngôi sao (1954, 41 bài)

+ Hội nghị non sông (1946)

+ Riêng chung (1960 ,49 bài)

+ Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962)

+ Một khối hồng (1964)

+ Tôi giàu đôi mắt (1970)

+ Thanh ca (1982)

+ …

b.

Sự nghiệp văn học của nhà văn Xuân Diệu

* Phong cách sáng tác

– Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

– Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

* Di sản văn học

Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)… Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.

Vị trí và tầm ảnh hưởng

– Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

– Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

– Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

– Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996).

c.

* Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám:

– Hai tập thơ đầu tay là thơ thơ và gửi hương cho gió đã đem lại cho nền văn học nước nhà một đóng góp vô giá cho cuộc cách mạng thơ ca giai đoạn 1930-1945, thể hiện nhiều sự cách tân táo bạo. Tiếp thu phần tích cực của thơ tượng trưng Pháp với lí tưởng thẩm mĩ tiến bộ: Lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, thơ Xuân Diệu thoát khỏi hệ thống biểu hiện ước lệ, phi ngã câu thơ cũ, ông mạnh giản đề xướng “cái tôi” say đắm, chân thành, khao khát sống, khao khát yêu thương.

– Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: yêu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối liên quan nhân quả với nhau.

+ Là 1 nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt đích, đôi khi theo ảo tưởng.

+ Thực tế cuộc đời không đáp ứng được ước mơ cảu người nghệ sĩ nên Xuân Diệu cảm thấy vỡ mộng, bất lực và rơi vào “cái tôi cô đơn” của chính mình.

* Thơ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám:

– Sau Cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu mở rộng như muốn hòa nhập tâm hồn mình vào cuộc đời mới. Hai trường ca Ngọn quốc kì và Hội nghị non sông mang giọng điểu sở thi, hùng tráng chứa chan niềm tin yêu vào cuộc sống mới của đất nước, của dân tộc. Thơ Xuân Diệu thể hiện sự nổ lực muốn hòa nhập cái tôi vào cái ta chung rộng lớn của Đất nước.

– Xuân Diệu làm việc với 1 cường độ phi thường, số lượng tác phẩm của ông rất lớn. Ngoài mạng thơ chiến đấu, Xuân Diệu trở lại với thơ tình yêu trong âm điệu reo vui, đằm thắm, trữ tình. Đến nay, Xuân Diệu được mệnh danh là “Ông hoàng của thơ tình”

Phần thứ hai: Viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

I. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Ngữ liệu tham khảo 1:

Đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

* Câu hỏi cuối bài:

Câu hỏi 1 (trang 71 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Chỉ ra vấn đề và câu hỏi nghiên cứu trong bài viết

Trả lời:

– Vấn đề nghiên cứu: Bài viết bàn về đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

– Câu hỏi nghiên cứu: Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm ấy thể hiện như thế nào qua các sáng tác thuộc thể thơ Đường luật, văn tế, truyện thơ và qua quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu hỏi 2 (trang 71 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Tóm tắt nội dung chính của bài viết bằng sơ đồ, từ đó bạn hãy nhận xét về bố cục của bài viết.

Trả lời:

– Tóm tắt nội dung chính:

Đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Luận điểm 1: Thơ Đường luật của ông có lời lẽ trang nhã, trau chuốt, mang vẻ đẹp cổ điển của văn chương bác học. – Văn tế của ông giàu hình ảnh, chi tiết điển hình để gây dựng nên hình tượng các nghĩa sĩ sống mãi trong tâm trí người đọc.
Luận điểm 2: Truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu là những sáng tác trường thiên, số lượng câu thơ trong một tác phẩm lớn. – Tuy nội dung đạo lí Nho gia rất sâu sắc và uyên bác, nhiều điển tích, điển cố lấy trong kinh sử nhưng hình thức nghệ thuật lại đậm chất dân gian.
– Truyện thơ có sự kết hợp khá hài hòa giữa tính cổ điển bác học với tính dân gian binh dị; giữa bút pháp lí tưởng hóa khi xây dựng nhân vật chính diện với bút pháp tả thực khi miêu tả nhân vật phản diện.
Luận điểm 3: Sức hấp dẫn và tính truyền cảm mạnh mẽ xuất phát từ tấm lòng tha thiết của nhà thơ với đất nước, con người và quan điểm sáng tác văn chương. – Về tư tưởng, đạo lí ông chủ trương dùng văn chương để chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.
– Cũng từ quan điểm sáng tác nhất quán mà hình thức nghệ thuật trong sáng tác thơ văn của ông thường đa dạng và phóng khoáng.

– Nhận xét: Bố cục mạch lạc, logic giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung.

Câu hỏi 3 (trang 72 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Bài viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?

Trả lời:

– Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, thể hiện ở chỗ phân tích những bằng chứng là các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu để khái quát lên đặc điểm thơ văn của tác giả.

Câu hỏi 4 (trang 72 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Từ bài viết, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết bài giới thiệu một tác giả văn học?

Trả lời:

– Cần làm rõ vấn đề và câu hỏi nghiên cứu khi viết

– Cần phân tích các bằng chứng để làm sáng tỏ đặc điểm nghệ thuật của tác giả.

– Với tác giả sáng tác ở nhiều thể loại, có thể tìm hiểu điểm đặc sắc trong từng thể loại.

– Có thể làm rõ đặc điểm sáng tác thông qua quan niệm nghệ thuật của tác giả.

Ngữ liệu tham khảo 2:

Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan

Câu hỏi 1 (trang 75 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Bài viết nghiên cứu về vấn đề gì? Câu hỏi nghiên cứu là gì?

Trả lời:

– Bài viết bàn về vấn đề: đặc điểm truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan.

– Câu hỏi nghiên cứu: Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan có đặc điểm gì tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật?

Câu hỏi 2 (trang 75 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Tóm tắt ý chính của bài viết. Từ đó, nêu nhận xét về bố cục của bài viết.

Trả lời:

– Tóm tắt ý chính:

Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan – Phong cách của Nguyễn Công Hoan không thiên về lối thâm trầm kín đáo, mà ông thích bốp chát đánh vỗ ngay vào mặt đối phương.
– Những vấn đề chỉ có ý nghĩa khi nhà văn nhằm trúng đối tượng cần đánh, nghĩa là kẻ thù thật sự của nhân dân, cách mạng. – Sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Một đằng thì vất vả kiếm ăn còn một đằng thì ăn ngập mày, ngập mặt không hết tiền.
– Trong truyện dài, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, bọn thống trị chỉ là lũ ăn cắp, ăn cướp. Ông phản ánh chính xác một khía cạnh bản chất của hiện thực. – Có một đề tài cứ trở đi trở lại luôn trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: chuyện ăn cắp, thói ăn cắp. Viết về đề tài này Nguyễn Công Hoan có dịp thuận tiện để đem công lí của người nghèo chọi lại một cách thú vị “công lí” của nhà giàu”.
– Đối với nhà văn trào phúng việc tìm ra mâu thuẫn trào phúng cũng có ý quyết định hệt như việc tìm ra tứ thơ đối với một nhà thơ. – Ở những nhà thơ khác, tính cách là trung tâm, tính cách chi phối cốt truyện, nhưng ở Nguyễn Công Hoan thi cốt truyện là điều quan trọng nhất.
– Sự thực có nhiều người thuộc xu hướng thẩm mĩ khác không tán thành quan điểm này, thậm chí cho những điều ông nói là bịa đặt vô lí…

– Nhận xét: Bố cục mạch lạc, logic giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung.

Câu hỏi 3 (trang 75 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Nêu nội dung chính của phần giới thiệu và phần kết luận.

Trả lời:

– Phần giới thiệu: khái quát đặc điểm tiếng cười đả kích trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan.

– Phần kết luận: khái quát về vai trò “người mở đường” của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển truyện ngắn hiện đại.

Câu hỏi 4 (trang 75 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Tác giả đã trình bày hai phương diện chính trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: đề tài mâu thuẫn giàu nghèo và bút pháp xây dựng cốt truyện trào phúng. Theo bạn, còn có thể nói đến những phương diện nào khác hay không, như ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật…? Tại sao tác giả không đề cập đến tất cả các phương diện đó?

Trả lời:

– Còn có thể nói đến những phương diện nào khác như nhan đề văn bản: Nhan đề Đọc lại truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan đã cho thấy trong khuôn khổ bài viết này, người viết muốn nhấn mạnh những đặc điểm mà đối với bản thân là mỏi mẻ, đặc sắc về truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan chứ không có mong muốn thực hiện một công trình khái quát đầy đủ, trọn vẹn các đặc điểm về truyện ngắn trào phúng của tác giả.

– Tác giả không đề cập đến tất cả các phương tiện đó là vì:  khi viết bài giới thiệu một tác giả văn học, tùy vào mục đích viết, vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, có thể họa chọn những điểm nhấn trong đặc điểm nghệ thuật của tác giả để triển khai thành các luận điểm.

Câu hỏi 5 (trang 75 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Tác giả đã trình bày bằng chứng theo những cách thức nào?

Trả lời:

– Tác giả trình bày bằng chứng theo hai cách. Cách thứ nhất là dẫn nguyên văn bằng chứng từ các truyện ngắn để phân tích. Cách này sẽ giúp các bằng chứng được cụ thể, sinh động, dễ dàng phân tích sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của bằng chứng. Cách thứ hai là, tóm lược nội dung các truyện ngắn để phân tích. Cách này giúp bằng chứng đưa ra được ngắn gọn, dễ dàng so sánh, đối chiếu, tổng hợp nhiều bằng chứng khác nhau.

Câu hỏi 6 (trang 75 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp so sánh đã được sử dụng như thế nào trong bài viết trên?

Trả lời:

– Phương pháp phân tích – tổng hợp thể hiện ở chỗ phân tích những bằng chứng cụ thể là truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan để khái quát lên những đặc điểm về nội dung và thủ pháp nghệ thuật. Phương pháp so sánh thể hiện ở chỗ: so sánh các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan để thấy nét trong đồng, từ đó khái quát đặc điểm phong cách nghệ thuật tác giả so sánh Nguyễn Công Hoan với các nhà văn khác (Hoàng Tích Chu, Tự lực văn đoàn) để thấy nét riêng của Nguyễn Công Hoan trong bút pháp sáng tác.

II. Cách viết bài giới thiệu về một tác giả văn học

1. Các dạng bài viết về một tác giả văn học

Dạng 1: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả văn học

– Dạng bài viết này thưởng giới thiệu về cuộc đời tác giả, các mốc thời gian chính trong đời, các thành tựu, giải thưởng, tác phẩm chính của tác giả, cũng như những chuyển biến quan trọng trong đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tác, bút pháp nghệ thuật… trên hành trình nghệ thuật của tác giả.

– Đây là kiểu văn bản thông tin, thường được sử dụng trong các từ điển, sách phố

biến kiến thức.

Dạng 2: Giới thiệu về phong cách nghệ thuật của tác giả văn học

– Dạng bài viết này thường trình bày những điểm độc đáo, đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của tác giả so với các tác giả khác, thể hiện ở nhiều phương diện như dễ tài, chủ đề, quan niệm sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật, kiểu nhân vật, cách xây dựng nhân vật, kiểu hình ảnh….

– Đây là kiểu văn bản nghị luận, thường gặp trong sách tham khảo, tạp chí nghiên cứu.

2. Yêu cầu và sơ đồ dàn ý kiểu bài

Yêu cầu về kiểu bài:

– Về nội dung: Nêu được một số nét đặc sắc trong sự nghiệp và phong cách nghệ thuật của tác giả.

– Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận:

+ Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc;

+ Đưa ra được những lí lẽ và bằng chứng văn bản đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm;

+ Có sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận;

+ Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Sơ đồ dàn ý kiểu bài:

Dạng 1: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả văn học

Mở bài Giới thiệu tác giả văn học:

– Tên tác giả.

– Nêu khái quát những đóng góp chủ yếu của tác giả với nền văn học.

Thân bài • Giới thiệu về cuộc đời của tác giả văn học: Những nét chính trong cuộc đời có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học.

• Giới thiệu về sự nghiệp của tác giả văn học:

– Giai đoạn: Đặc điểm sáng tác, tác phẩm tiêu biểu, đóng góp của tác giả với xã hội và với nền văn học.

– Giai đoạn 2: …

– Giai đoạn …:

Kết bài • Khẳng định ý kiến đã nêu ở mở bài về đóng góp của tác giả với nền văn học hoặc giai đoạn văn học mà tác giả đó sống.

– Có thể nêu ý nghĩa của tác giả đối với bản thân/ người đọc.

Dạng 2: Giới thiệu về phong cách nghệ thuật của tác giả văn học

Mở bài • Giới thiệu tác giả văn học:

– Tên tác giả;

– Nêu khái quát những đóng góp chủ yếu của tác giả đối với nền văn học hoặc những điểm đặc sắc so với các tác giả khác.

Thân bài • Lần lượt trình bày từng điểm đặc sắc trong phong cách nghệ thuật

của tác giả:

– Đề tài, chủ đề chính;

– Tư tưởng, cảm hứng chủ đạo;

– Kiều/ loại nhân vật, hình tượng cơ bản;

– Nghệ thuật sử dụng hình ảnh;

– Các phương thức, phương tiện nghệ thuật đặc trưng;

– …

Kết bài • Khẳng định ý kiến đã nêu ở mở bài về những đóng góp của tác giả đối với nền văn học hoặc với giai đoạn văn học mà tác giả đó sống;

– Có thể nêu ý nghĩa của tác giả đối với bản thân/ người đọc.

3. Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc:

Đề tài bài giới thiệu chính là đề tài về sự nghiệp và phong cách tác giả mà bạn đã lựa chọn để thực hiện ở phần trước. Mục đích của bài giới thiệu là để công bố với bạn đọc kết quả tìm hiểu của bạn về những đóng góp của tác giả đó đối với nền văn học.

Thông thường một bài giới thiệu có thể công bố bằng nhiều cách, với nhiều đối tượng bạn đọc khác nhau như đăng trên báo tường chuyên đề học tập của lớp, tập san của trường, tạp chí khoa học… Mỗi phương thức công bố sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với bài giới thiệu, hướng đến những đối tượng bạn đọc

khác nhau.

Thu thập tài liệu:

Bạn đã tiến hành thu thập, xử lí tài liệu trong quá trình tìm hiểu về tác giả. Ở bước này, bạn lập danh mục tài liệu tham khảo cho bài viết bằng cách chọn lọc những tài liệu liên quan trực tiếp đến kết quả nghiên cứu sẽ trình bày trong bài viết.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý:

Để tìm ý, bạn có thể thực hiện phiếu thông tin tác giả dựa vào mẫu sau:

Tên tác giả: ………………………………………………………………………………

Giai đoạn lịch sử hoặc giai đoạn văn học ?
Các tác phẩm nổi bật ?
Các đề tài, chủ đề thường gặp trong tác phẩm của tác giả đó. ?
Các thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong tác phẩm của tác giả đó. ?
Đóng góp chính của tác giả đó đối với nền văn học. ?

Trên cơ sở kết quả tìm hiểu, khảo sát về tác giả, bạn tiến hành làm ý cho bài giỏi thiệu. Cụ thể như sau:

Dạng 1: Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả văn học

Bạn có thể tìm những ý chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả văn học bằng cách tự đặt ra những câu hỏi:

– Vì sao bạn quan tâm đến tác giả này?

– Tác giả sống ở giai đoạn lịch sử nào? Những đặc điểm nào trong cuộc đời tác giả ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học?

– Sự nghiệp văn học của tác giả chia làm mấy giai đoạn? Đặc điểm sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu ở từng giai đoạn là giờ

là gì?

– Ở từng giai đoạn sáng tác, đóng góp của tác giả với nền văn học và với xã hội

Dạng 2: Giới thiệu về phong cách nghệ thuật của tác giả văn học

Bạn có thể tìm những ý chính về phong cách nghệ thuật của tác giả văn học bằng

cách trả lời các câu hỏi:

– Tác giả sáng tác những thể loại nào? Tác giả có đóng góp quan trọng nhất ở thể loại nào?

– Tác giả sáng tác theo những đề tài, chủ đề, cảm hứng nào? Đâu là những đề tài, chủ đề, cảm hứng độc đáo nhất?

Khi sáng tác, tác giả có những kiểu hình lượng, kiểu nhân vật nào đặc trưng Tác giả thưởng thành công khi sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào (về kết cấu, cốt truyện; cách xây dựng nhân vật; về từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ…)?

– Các tác giả khác có viết về những đề tài, chủ đề tương tự hay không? Có sử dụng những thủ pháp nghệ thuật tương tự hay không? Nếu có, cách viết của tác giả này so với các tác giả khác có gì độc đáo, khác biệt?

– Trước khi tác giả đó xuất hiện, nền văn học đang có những đặc điểm gì nổi bật? Khi xuất hiện, tác giả đã mang đến điều gì mới mẻ cho văn học?

Lập dàn ý:

Bạn sắp xếp các ý tìm được vào dàn ý của bài giới thiệu, thường gồm các phần sau:

– Giới thiệu về tác giả và đóng góp chính yếu của tác giả đó đối với nền văn học.

– Lần lượt nêu từng luận điểm (ít nhất là hai luận điểm) theo sơ đồ dàn ý kiểu bài.

– Mỗi luận điểm được làm sáng tỏ bằng lí lẽ và bằng chứng kèm phân tích.

– Khái quát và khẳng định lại đóng góp. ý nghĩa và vai trò của tác giả đó trong lịch sử văn học.

– Dự kiến các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu…) để tăng sự sinh động, trực quan cho bài viết. Chú ý đến sự liên kết giữa các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ với nội dung bài viết.

Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý đã lập, bạn tiến hành viết bài giới thiệu hoàn chỉnh. Cần đảm bảo: – Có những câu văn nêu rõ luận điểm, nhấn mạnh chủ đề của từng đoạn.

– Ngôn ngữ khách quan, trung tính, không ca ngợi thái quá, không nặng cảm xúc. Sử dụng lớp từ ngữ chung, không dùng từ địa phương, biệt ngữ xã hội.

– Nhan đề ngắn gọn, súc tích, nêu tên tác giả và có thể nêu đặc điểm quan trọng nhất của sự nghiệp/ phong cách tác giả đó.

– Có thể trích dẫn một số ý kiến đánh giá về tác giả đó của các nhà phê bình văn học có uy tín nhằm tăng sức thuyết phục cho bài giới thiệu.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, bạn hãy đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa theo gợi ý sau:

Bảng kiểm bài giới thiệu về một tác giả văn học

Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
Tiêu đề Nêu được tên tác giả và khái quát được nội dung chính của bài viết.
Mở bài Nêu đánh giá, nhận định khái quát về tác giả.
Nhận xét chung về đóng góp của tác giả với nền văn học.
Thân bài Nêu được ít nhất hai luận điểm về cuộc đời và sự nghiệp văn học/ phong cách nghệ thuật của tác giả.
Lập luận, lí giải để làm rõ các đặc điểm về cuộc đời và sự nghiệp văn học/ phong cách nghệ thuật của tác giả.
Đưa ra bằng chứng và phân tích để chứng minh những đặc điểm về cuộc đời và sự nghiệp văn học/ phong cách nghệ thuật của tác giả.
Kết bài Khẳng định lại quan điểm của người viết về đóng góp của tác giả với nền văn học, với xã hội và lịch sử.
Kĩ năng lập luận, diễn đạt Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí, có sử dụng các phép liên kết và câu chủ đề phù hợp.
Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, từ ngữ khách quan, trung tính, đảm bảo về chính tả, ngữ pháp.
Trích dẫn đúng cách, sử dụng được các phương tiện phi ngôn ngữ, các cước chủ đề làm rõ nội dung bài viết.

Rút kinh nghiệm:

Từ bài viết của mình, nêu một số kinh nghiệm khi viết bài giới thiệu về một tác giả văn học.

III. Thực hành

Bài tập 1 (trang 80 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  Tóm tắt quy trình viết bài giới thiệu về tác giả văn học theo mẫu sau:

Quy trình viết Thao tác cần làm Điều cần lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết    
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý    
Bước 3: Viết bài    
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm    

Trả lời:

Quy trình viết Thao tác cần làm Điều cần lưu ý
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết – Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc.

– Thu thập tài liệu

– Đề tài là đề tài về sự nghiệp và phong cách tác giả mà bạn lựa chọn.

– Thu thập tài liệu bằng cách lập bảng danh mục tài liệu tham khảo cho mạch lạc và logic.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý – Tìm ý

– Lập dàn ý

– Dựa vào bảng tìm ý (SGK/77)
Bước 3: Viết bài – Tiến hành viết bài hoàn chỉnh theo dàn ý đã chuẩn bị. – Câu văn nêu rõ luận điểm, nhấn nhá chủ đề của từng đoạn.

– Ngôn ngữ khách quan, trung thực

– Nhan đề ngắn gọn, súc tích.

– Trích dẫn một số ý kiến đánh giá về tác giả.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm – Xem lại bài và chỉnh sửa nếu có lỗi. – Dựa vào bảng kiểm bài (SGK/79)

Bài tập 2 (trang 80 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11):  a. Lập dàn ý chi tiết cho bài viết giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp/ giới thiệu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học (có thể chọn một trong các tác giả sau: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tố Hữu, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm).

b. Từ dàn ý chi tiết, viết bài văn hoàn chỉnh.

Trả lời:

Tham khảo

a.

* Tiểu sử cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822, tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Cha ông tên Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, (nay là xã Phong An, huyện Phong Điền, TT-Huế), là thư lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định.

Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã khiến cha ông bỏ trốn ra Huế rồi bị cách chức. Năm 1833 cha ông trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 12 đến 19 tuổi.

Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, đúng vào năm 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.

Năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất tại Sài Gòn (1849). Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả và khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết, nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.

Đui mù, mất mẹ, hôn thê bội ước, cảnh nhà sa sút… ông đóng cửa chịu tang cho đến năm 1851, ông mới mở trường dạy học và làm thuốc.

Năm 1854, một người học trò tên là Lê Tăng Quýnh vì cảm phục và mến thương ông, nên đã xin gia đình gả cô em gái thứ năm của mình tên là Lê Thị Điền (1835 – 1886), người Cần Giuộc (Long An), cho thầy…

Kể từ đó, gần chục năm sau, ngoài đôi việc trên ông còn sáng tác truyện thơ Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu, để gửi gắm tình ý cùng hoài bão của mình.

Ngày 17 tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhiều người đánh giá cao.

Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng bị chiếm đóng, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tại đây, ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và các lực lượng kháng chiến; từ chối trước mọi cám dỗ của đối phương.

Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc thương những đồng bào, bạn bè, nghĩa sĩ đã mất.

Ngày 3 tháng 7 năm 1888, ông mất tại Ba Tri, Bến Tre. Người ta kể lại rằng ngày đưa đi an táng, cả cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của những người mến mộ ông.

* Quan điểm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.

Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông.

Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.

Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm

– Truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử – Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược.

– Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,… sáng tác sau khi Pháp xâm lược.

Nội dung thơ văn:

– Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế.

– Lòng yêu nước thương dân: Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,… Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta. Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

– Nghệ thuật thơ văn: Bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở cuộc sống, đậm đà sắc thái Nam Bộ, lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng.

b.

Nguyễn Đình Chiểu có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống và cống hiến cho đời rất mãnh liệt. Ở tuổi đôi mươi, ông bước vào đời hăm hở và đầy khát vọng như chàng trai Lục Vân Tiên buổi lên kinh ứng thí:

Chí lăm bắn nhạn ven mây,
Danh tôi đặng rạng tiếng thầy bay xa.
Làm trai trong cõi người ta,
Trước lo báo bổ, sau là hiển vang.

Nhưng bất hạnh đã dồn dập ập đến: mới mười sáu tuổi mà ông đã lâm vào cảnh đui mù, tàn tật. Thế là đường công danh nghẽn lối, tình duyên đứt đoạn. Ông lần tìm về đến quê nhà thì lại gặp buổi loạn li. Tiếp đó là những ngày cùng gia đình lao đao chạy giặc. Ông căm uất trước cảnh giang sơn bốn chia năm xé, đau lòng trước tình cảnh khôn khó, lầm than của dân chúng. Bão táp cuộc đời không ngừng vùi dập, xô đẩy nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận. Ông vẫn ngẩng cao đầu mà sống có ích cho dân, cho nước đến hơi thở cuối cùng.

Nguyễn Đình Chiểu can đảm ghé vai gánh vác một lúc cả ba trọng trách của thầy giáo, thầy thuốc và nhà thơ. Ở cương vị nào ông cùng cống hiến hết mình và nêu gương sáng cho đời. Là một thầy giáo, danh tiếng cụ Đồ Chiểu vang khắp miền Lục tĩnh. Một hình ảnh cảm động còn lưu truyền mãi trong dân gian là khi ông mất, cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò và của những người dân mến mộ tài đức của ông.

Là một nhà thơ, Nguyễn Đình Chiểu để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi như Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư Tiều y thuật vấn đáp…Nguyễn Đình Chiểu có lòng yêu nước thiết tha và tinh thần bất khuất hiếm có. Mặc dầu mù loà, bệnh tật, gia cảnh thanh bần, nhưng ngay từ những ngày đầu đụng độ với giặc ngoại xâm, ông đã kiên quyết giữ vững lập trường của mình.

Trong các tác phẩm ấy thì có lẽ Lục Vân Tiên là tác phẩm nổi tiếng hơn cả. Lục Vân Tiên là một tác phẩm truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19 và được Trương Vĩnh Ký cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một trong những sáng tác có vị trí cao của văn học miền Nam Việt Nam.

Trong tác phẩm Lục vân Tiên, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên hình tượng một con người lí tưởng với những vẻ đẹp toàn diện, mà nổi bật lên trong những vẻ đẹp đó chính là tính chính nghĩa cao đẹp. Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại phẩm chất tốt đẹp đó qua hành động trừ bạo cho dân và không màng đến tính mạng của mình.

Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiểu biểu, độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 2082 câu thơ lục bát (có dị bản dài 2246 câu thơ lục bát). Qua cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, tác giả đã ca ngợi tư tưởng nhân nghĩa, lên án bọn lừa thầy phản bạn, lũ bất lương, đồng thời khẳng định trung, hiếu, tiết, hạnh là đạo lí cao đẹp.

Phần thứ ba: Thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

I. Cách thức thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

Bước 1: Chuẩn bị thuyết trình

Xác định đề tài vấn đề, không gian, thời gian thuyết trình:

– Đề tài của bài thuyết trình đã được xác định ở bài giới thiệu về tác giả văn học. Mục đích của bài thuyết trình là trình bày nội dung cho người nghe, sao cho thuyết phục được người nghe về những đóng góp và những điểm đặc sắc của tác giả đó trong nền văn học.

– Do đó, bạn cần đặt các câu hỏi: Ai sẽ là người nghe bạn trình bày? Bạn sẽ nói ở đâu? Bài thuyết trình có thời gian bao lâu? Bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian cho phần trao đổi với người nghe? …

Tìm ý, lập dàn ý

Nội dung trình bày đã được bạn chuẩn bị trong bài giới thiệu. Lúc này bạn sẽ chuyển dàn ý đó thành dàn ý bài thuyết trình. Do đó, bạn nên chuẩn bị thêm:

– Sơ đồ tóm tắt nội dung bài giới thiệu để có thể thuyết trình một cách rõ ràng và hiệu quả, giúp người nghe nắm được các ý chính.

– Một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để phần thuyết trình thêm rõ ràng và thu hút: tranh hoặc ảnh chân dung tác giả, hình ảnh bút tích của tác giả, hình ảnh các địa danh liên quan đến cuộc đời tác giả, ảnh bìa các tác phẩm đã in của tác giả…

– Thiết kế tập tin trình chiếu để hỗ trợ cho bài thuyết trình.

– Dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị phần phản hồi. Chẳng hạn, với bài thuyết trình giới thiệu về tác giả văn học, người nghe có thể sẽ muốn biết thêm về:

+ Những sự kiện lịch sử diễn ra trong thời gian hoạt động nghệ thuật của tác giả và tác động của chúng đến tác giả.

+ Những điểm tương đồng và khác biệt về phong cách giữa tác giả với các tác giả khác thuộc cùng giai đoạn văn học (hoặc khác giai đoạn nhưng cùng sáng tác ở một thể loại, một đề tài…).

+ Những thay đổi về cảm hứng hoặc bút pháp của tác giả qua từng giai đoạn hoặc từng thể loại, từng mảng đề tài.

+ Những ảnh hưởng của các tác giả đi trước đến quan niệm sáng tác và bút pháp của tác giả đó.

Bước 2: Luyện tập và trình bày

Khi luyện tập, bạn cần:

– Lựa chọn cách mở đầu hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người nghe.

– Lựa chọn từ ngữ sao cho đơn giản, dễ hiểu, khách quan, trung tính.

– Trích dẫn các bằng chứng một cách hợp lí, làm sáng tỏ được luận điểm.

– Chú ý chuyển tiếp giữa các phần, các ý để người nghe dễ theo dõi.

Khi trình bày, bạn cần:

– Dựa vào phần tóm tắt đã chuẩn bị từ trước.

– Kết hợp ngôn ngữ nói với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

– Tương tác với người nghe bằng ánh mắt và sử dụng cử chỉ vừa phải.

– Đảm bảo thời gian cho phép.

Bước 3: Trao đổi và đánh giá

Trao đổi:

Khi trao đổi, bạn cần:

– Thể hiện thái độ cầu thị, cảm ơn ý kiến đóng góp của người nghe. Lắng nghe câu hỏi, hỏi lại nếu chưa hiểu rõ câu hỏi.

– Trả lời câu hỏi một cách nhẹ nhàng, lịch sự, tôn trọng quan điểm của người khác.

Đánh giá:

Dùng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá bài giới thiệu của bạn:

Bảng kiểm thuyết trình giới thiệu về một tác giả văn học

Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
Mở đầu Chào hỏi và tự giới thiệu.
Giới thiệu về tác giả và nhận định khái quát về đóng góp của tác giả đối với nền văn học.
Nội dung chính Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và các điểm đặc sắc – trong phong cách nghệ thuật của tác giả.
Đưa bằng chứng và phân tích để chứng minh về đóng góp của tác giả.
Lí giải, đánh giá về những đóng góp của tác giả đối với nền văn học.
Kết thúc Tóm tắt và khẳng định được nội dung trình bày về tác giả.
Cảm ơn và chào kết thúc.
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, từ ngữ khách quan, trung tính.
Kết hợp sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày.
Phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe. Đảm bảo thời gian quy định.
Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói.

II. Một số đề thực hành

– Những đóng góp của Nam Cao đối với đề tài người nông dân trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

– Những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với văn học trào phúng Việt Nam.

– Thơ Tố Hữu trong dòng chảy thơ ca dân tộc.

– Hoàng Nhuận Cầm và những bài thơ về tuổi học trò.

– Một số đặc điểm tính nữ trong thơ Xuân Quỳnh.

Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được  tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-11/