Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Tài liệu soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việtvăn11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt | Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt hay nhất

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 90 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gốm ấy có thể “nói” với bạn về (những) điều gì?

Trả lời:

– Một số đồ gốm gia dụng trong gia đình em là: bát, cốc, chén, lọ…

– Những đồ gốm ấy nói cho ta biết về quá trình hình thành và sản xuất của đồ gốm.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Phân biệt dữ liệu và ý kiến/ quan điểm: Tìm trong đoạn văn ít nhất hai ý kiến/ quan điểm của tác giả và ít nhất hai dữ liệu.  

Trong đoạn văn, chứa nhiều dữ liệu, ý kiến/ quan điểm của tác giả là:

– Ý kiến/ quan điểm của tác giả:

“Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng….”

“hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần túy như thế…”

– Dữ liệu:

+ “Chỉ riêng cái bát ăn cơm mỗi thời mỗi khác và phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau”.

“Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng”

2. Theo dõi: Đoạn văn này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV. Đó là xu hướng gì?  

–  Đoạn văn trình này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV là xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính

Văn bản giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng, đồng thời nêu lên sự khác biệt của đồ gốm Lý – Trần và xu hướng chuộng đồ gộm Trung Hoa và Nội phủ từ sau thế kỉ XV.

Câu 1 (trang 93 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1)Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?

Trả lời:

– Bố cục của văn bản:

+ Từ đầu → “tập tục ăn ở khác nhau”: Giới thiệu về lịch sử phát triển và hình thành đồ gốm gia dụng của người Việt.

+ Tiếp theo → “thế kỉ XVIII – XIX”: tiền thân của chiếc bát.

+ Tiếp theo → “đất không tinh, nhưng giá rẻ”: Sự khác biệt của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

+ Tiếp theo → Hết: Xu hướng chuộng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ từ sau thế XV.

– Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của bài viết: Bố cục được sắp xếp trình bày theo từng thời kỳ cụ thể, tác giả đi theo lộ trình thời gian từ xưa đến nay, giúp người đọc có những hiểu biết về lịch sử đồ gốm gia dụng của Việt Nam theo một tiến trình lịch sử cụ thể, dễ dàng tiếp cận thông tin.

Câu 2 (trang 93 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn văn dưới đây và đánh giá hiệu quả của (các) cách trình bày ấy.

a. Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển … cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX.

b. Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã … bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế.

Trả lời:

a. Trình bày theo lối diễn dịch

= > Hiệu quả: Giúp cho người viết dễ dàng đưa thông tin, còn người đọc, người nghe dễ dàng tìm hiểu thông tin một cách đầy đủ, ngắn gọn nhất.

b. Trình bày theo lối quy nạp

= > Hiệu quả: Giúp cho người viết dễ dàng kết nối nội dung giữa các phần, khiến cho bài không bị ngắt quãng; người đọc người nghe hiểu được lịch sử của đồ gốm gia dụng thông qua các lý lẽ, dẫn chứng một cách tích cực không buồn tẻ, nhàm chán.

Câu 3 (trang 93 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1)Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.

Trả lời:

– Cách sử dụng yếu tố hình thức đặc biệt ở chỗ: tác giả sử dụng nhiều hình ảnh minh họa.

– Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được các sản phẩm đồ gốm gia dụng, đồng thời giúp cho bài viết sinh động, cuốn hút hơn.

Câu 4 (trang 93 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1)Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển … cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”. Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.

Trả lời:

– Thông tin cơ bản:

+ “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi”

– Thông tin chi tiết:

+ “Tiền thân của cái bát….”

+ “Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán….”

+ “…những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý….”

→ Mối liên hệ: thông tin chi tiết bổ sung ý nghĩa, làm rõ và làm sáng cho thông tin cơ bản.

Câu 5 (trang 93 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1) Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua đoạn văn: “Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã … bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

Trả lời:

– Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, ca ngợi và ngạc nhiên về lịch sử đồ gốm thời Lý Trần.

– Dựa vào các chi tiết trong văn bản:

+ “không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế”

+ “những chiếc chậu chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ để rửa ráy chân tay mà thôi”

+ …

Câu 6 (trang 93 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1)Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì về văn hoá dân tộc?

Trả lời:

– Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho em những suy nghĩ về văn hoá dân tộc là:

+ Đây là một quá trình lịch sử hào hùng, vĩ đại khi phải trải qua nhiều khó khăn.

+ Văn hóa dân tộc không chỉ mang giá trị to lớn về vật chất mà còn mang cả những giá trị to lớn về mặt tinh thần.

+ …

 

Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được  tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-11/