Soạn bài Giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) | Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

Tài liệu soạn bài Giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)văn12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) | Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)

* Đọc văn bản

Nội dung chính: Giới thiệu về tập truyện, kí và nội dung giá trị của nó.

* Sau khi đọc:

Câu 1 (trang 73 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Xác định bố cục, nội dung và mối liên hệ giữa các phần trong văn bản.

Trả lời:

– Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến hương vị đồng quê đất Việt): Giới thiệu chung về sáu bài truyện và kí

+ Phần 2 ( tiếp theo đến những tác phẩm tuyệt vời này): Nội dung đặc sắc trong sáu bài truyện và kí

+ Phần 3 (còn lại): Nghệ thuật trong sáu bài truyện và kí

– Nội dung văn bản: Bàn luận về giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)

– Giữa các phần trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, logic, đi từ giới thiệu chung đến nội dung và nghệ thuật trong tập Truyện và kí.

Câu 2 (trang 73 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nhận xét về ngôn ngữ nghị luận trong văn bản (biện pháp tu từ, cách sử dựng từ ngữ, câu khẳng định, phủ định,…).

Trả lời:

– Sử dụng ngôn ngữ có tính công khai về chính kiến, lập trường, quan điểm: nhìn vấn đề với tư cách chủ quan.

– Ngôn ngữ mang tính chặt chẽ, hàm súc: luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực.

– Sử dụng ngôn ngữ có tính truyền cảm

– Sử dụng nhiều câu khẳng định, phủ định. Câu khẳng định khẳng định truyền thống cách mạng của nhân dân ta, câu phủ định bác bỏ những luận điệu đểu cáng, xảo trá của thực dân Pháp.

Câu 3 (trang 73 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Dựa vào văn bản trên, bạn hãy nêu một số nét khái quát về giá trị cơ bản của tập Truyện và kí.

Trả lời:

– Đề tài: đề tài cách mạng.

– Nội dung:

+ Nhằm vạch trần thủ đoạn xảo trá của bọn thực dân

+ Biểu dương tinh thần yêu nước của nhân dân ta

– Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn cách mạng, bút pháp châm biếm

Câu 4 (trang 73 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nêu một số thao tác nghị luận trong văn bản và chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tập truyện, kí.

Trả lời:

– Một số thao tác nghị luận trong văn bản như: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ

– Tác dụng:

+ Làm tăng tính xác thực cho văn bản, giúp người đọc có thêm những hiểu biết về tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm.

+ Qua đó làm nổi bật lên những giá trị đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của tập truyện và kí.

Câu 5 (trang 73 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh và cho biết ý kiến của bạn về một trong hai nhận định sau:

a. “Điểm nổi nét trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng.” (Phạm Huy Thông)

b. “… xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đê tài: dấu tranh cách mạng.” (Phạm Huy Thông)

Trả lời:

a. Ý kiến Điểm nổi bật trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng là một cách nhìn sâu sắc về phong cách sáng tác của Bác, đã nêu bật sự kết hợp giữa tính lãng mạn và cách mạng trong tác phẩm của Người.

– Tính lãng mạn cách mạng giúp tác phẩm của Hồ Chí Minh trở nên đặc sắc, gợi lên tình cảm sâu lắng và ý chí cách mạng mạnh mẽ.

– Phản ánh, nhận thức một cách hiểu biết và đánh giá đúng về phong cách sáng tác, tầm quan trọng của Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam.

b: Ý kiến … xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng là một ý kiến chính xác.

– Cả cuộc đời của Bác Hồ luôn hướng về nhân dân, đau đáu về sự nghiệp giải phóng đất nước, đưa dân tộc thoát khỏi cảnh áp bức, lầm than. Bởi vậy, ngay cả trong chặng đường sáng tác văn học của Người, lòng yêu nước thiết tha và sự khao khát giải phóng dân tộc.

– Một số truyện, ký mà Người viết trong thời kỳ hoạt động trên đất Pháp những năm 20 của thế kỷ XX như: Pari (1922- Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922- Nhân đạo), Vi hành (1923- Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924- Người cùng khổ), Con rùa (1925- Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925- Người cùng khổ)…

→ Tất cả các sáng tác đều phản ánh sáng tạo hiện thực và lịch sử. Nó như là một thứ vũ khí lợi hại góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang, to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-12/