Tài liệu soạn bài Hai quan niệm về gia đình và xã hộivăn12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Hai quan niệm về gia đình và xã hội
* Trước khi đọc:
Câu hỏi (trang 26 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Dưới đây là hình ảnh một góc phố Hà Nội thời Pháp thuộc. Hãy quan sát và nêu nhận xét của bạn về trang phục, xe cộ và nhà cửa trong hình.
Trả lời:
– Trên đường là tàu hỏa, xích lô, xe đạp đi lại.
– Những tòa nhà 2 tầng với lối kiến trúc truyền thống đan xen hiện đại.
– Trang phục: nam mặc vét, nữ mặc áo dài tân thời cải tiến từ những chiếc áo dài truyền thống.
* Đọc văn bản:
1. Theo dõi: Chú ý sự khác biệt giữa cách ông chủ và bà chủ giao việc cho Xuân
– Ông chủ: nhiệm vụ mang ý nghĩa lớn lao, giúp sức trong cuộc Âu hóa, cải cách cả một xã hội.
– Bà chủ: nhiệm vụ giản đơn, chỉ là quét dọn lại cửa tiệm, phủi bụi súc lụa, quần áo ma-nơ-canh.
2. Suy luận: Đặt tác phẩm vào bối cảnh văn hóa Việt Nam ở thập kỉ 30 của thế kỉ XX, bạn nhận xét như thế nào về những mẫu trang phục của tiệm may Âu hóa và cách đặt tên cho những bộ trang phục đó?
Những mẫu trang phục của tiệm may Âu hóa và cách đặt tên: những bộ trang phục thể hiện sự táo bạo, hở hang, với hững cái tên dậy thì, ngây thơ, chinh phục, hãy chờ một phút, sự cắt xẻ táo bạo hơn so với trang phục truyền thống, nó hở tay và hở cổ, hở đến nách và hở nửa vú.
3. Dự đoán: Theo bạn, với cách “học” như vậy, liệu Xuân Tóc Đỏ có thể hoàn thành tốt công việc bán hàng cho tiệm may Âu hóa như ông bà chủ đã giao phó không?
Theo em, Xuân Tóc Đỏ không thể hoàn thành tốt công việc bán hàng cho tiệm may Âu hóa như ông bà chủ đã giao phó.
4. Theo dõi: So sánh trang phục của bà Typn với những bộ trang phục trong tiệm may Âu hóa.
– Trang phục của bà Typn: đậm nét truyền thống của phụ nữ Việt Nam xưa, giản dị, mộc mạc, thanh lịch.
– Trang phục trong tiệm may Âu hóa: cắt xẻ táo bạo, lố lăng.
5. Theo dõi: So sánh ngôn ngữ của ông Typn lúc này với ngôn ngữ khi ông nói chuyện với Xuân Tóc Đỏ ở đầu đoạn trích.
Ngôn ngữ của ông Typn có sự thay đổi:
+ Ở đầu đoạn trích, ông sử dụng rất nhiều từ tiếng ngoài.
+ Bây giờ, ông sử dụng toàn tiếng mẹ đẻ.
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: Đoạn trích đã phản ánh một xã hội mà con người đánh giá nhau qua vẻ bề ngoài, quần áo, từ đó Phản ánh một xã hội giả dối, hai mặt với những lai căng, pha tạp ngoại lai.
Câu 1 (trang 32 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Đoạn đối thoại giữa Xuân Tóc Đỏ với ông bà Văn Minh, ông Typn về công việc trong tiệm may diễn ra vào lúc nào và có vai trò gì đối với câu chuyện được kể trong văn bản?
Trả lời:
– Thời gian: diễn ra vào buổi trưa, khi ông bà Văn Minh, ông Typn chuẩn bị đi ăn trưa.
– Vai trò: mở đầu cho câu chuyện, dẫn dắt người đọc đến những câu chuyện hài phía sau.
Câu 2 (trang 32 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Trước khi đến tiệm may Âu hóa làm việc, Xuân chỉ mới trải qua các công việc như bán báo dạo, bán thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt,… chứ chưa từng bán hàng thời trang. Trong văn bản trên, “thế mạnh” nào của Xuân đã khiến cho nhân vật chiếm được lòng tin của vợ ông Typn? Chi tiết, từ ngữ nào thể hiện “thế mạnh” đó của Xuân?
Trả lời:
– “thế mạnh’” trong khả năng ăn nói của Xuân đã khiến cho hắn chiếm được lòng tin của vợ ông Typn.
– Chi tiết, từ ngữ thể hiện “thế mạnh” ăn nói của Xuân:
+ Bẩm, trông bà chỉ có vẻ lương thiện đứng đắn thôi chứ không tân thời mấy ạ…
– Thưa bà, chúng tôi không chỉ cải cách bề ngoài như lời gièm pha của phái đạo đức hủ lậu đâu. Vả lại… thưa bà… tiến theo luật tiến hóa chung của xã hội… giữa buổi canh tân này, cái gì là bảo thủ thì bị đào thải đi… Quần áo để làm tăng vẻ đẹp, không cốt cách che đậy…
– Thưa bà, hạnh phúc có là gì khác nếu nó không là hạnh phúc vợ chồng?…
Câu 3 (trang 33 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Công việc ở tiệm may Âu hoá có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tiến thân của Xuân sau này? Chi tiết nào giúp bạn nhận ra ý nghĩa đó?
Trả lời:
– Công việc ở tiệm may Âu hóa có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc tiến thân của Xuân sau này. Khi vào làm việc ở đây, hắn được tiếp xúc với nhiều kiểu người, được học cách ăn nói sao cho khéo léo, phù hợp, được rèn luyện kỹ năng nói.
– Em đã nhận ra điều này qua:
+ Ông Typn dạy Xuân cách nhận diện và gọi tên trang phục, cách nói chuyện với khách hàng.
+ Cuộc đối thoại của Xuân với vợ ông Typn.
Câu 4 (trang 33 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Liệt kê vào bảng sau các hành động, lời nói của ông Typn; từ đó nêu nhận xét về tính cách cũng như quan niệm của nhân vật này đối với việc “cải cách trang phục” nói riêng và “cải cách xã hội” nói chung (làm vào vở):
Ứng xử của ông Typn | Lời nói | Hành động |
Với Xuân | ||
Với bà Typn |
Trả lời:
Các hành động, lời nói của ông Typn:
Ứng xử của ông Typn | Lời nói | Hành động |
Với Xuân | – Anh không hiểu thì phải cố mà hiểu…thêm một người tiến bộ.
– Lạm quyền! Lạm quyền! Đấy là…. Anh ra đây. – Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Anh đọc thật to lên! – Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Đọc cho quen mồm đi! – Tôi bắt được quả tang anh… liệu cái thần hồn! |
– Xuân bị lôi đến trước một chiếc ma-nơ-canh
– …quay lại chỉ vào mặt Xuân |
Với bà Typn | – Ôi! Phong hóa suy đồi!
– Biết rồi! Biết rồi… Câm đi! Thối chưa? – Câm đi, đồ ngu!…như người khác được! – Rõ là khốn! Tưởng bở! Đòi này mốt này, mai mốt khác để làm túi cơm giá áo à? […] Đừng có học đòi! Đừng có lãng mạn! – Mau! Đi về ngay! Về vởi cái quần trắng ra ngay! Không có mà không vợ, không chồng gì nữa đâu. |
– Sau cùng thì ông lôi lấy tay vợ ông, kéo xềnh xệch ra cửa, hầm hầm gắt mắng |
→ Nhận xét: Qua những chi tiết trên, ta có thế thấy:
– Bên ngoài, ông ta là kẻ đã góp công trong việc giúp đất nước tiến hành Âu hóa, cải cách xã hội, thiết kế ra trang phục mà nhiều người cho là lố lăng.
– Bên trong ông không cho vợ mình mặc những bộ trang phục mình thiết kế, những thứ hở hang mà ông ta vẫn luôn gọi là canh tân.
→ Ông Typn là một kẻ đầy mâu thuẫn giữa gia đình và xã hội, đổi mới và bảo thủ, xu hướng hiện đại hóa và gìn giữ truyền thống.
Câu 5 (trang 33 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nêu chủ đề của văn bản. Những hành động, lời nói của vợ chồng Văn Minh và ông nhà báo trong đoạn trích trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện chủ đề đó?
Trả lời:
– Chủ đề văn bản: Mâu thuẫn giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại ở trong gia đình và xã hội.
– Những hành động, lời nói của vợ chồng Văn Minh và ông nhà báo trong đoạn trích trên có ý nghĩa:
+ Vợ chồng Văn Minh: nhóm người theo đuổi sự đổi mới xã hội, sính ngoại, theo đuổi một cách bất chấp không quan tâm có phù hợp văn hóa truyền thống.
+ Ông nhà báo: là người đại diện cho nhóm người theo đuổi lối suy nghĩ cũ, bảo thủ, không đồng ý với đổi mới, quan niệm xã hội du nhập từ phương Tây.
Câu 6 (trang 33 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Theo bạn, “nghĩa lí cái việc cải cách của ông cai thợ may” mà Xuân Tóc Đỏ băn khoăn không hiểu, thực chất là gì? Qua văn bản này, tác giả thể hiện thái độ và thông điệp gì về công cuộc Âu hoá, phương Tây hoá ở đô thị Việt Nam vào thập niên 30 của thế kỉ XX?
Trả lời:
– Theo em, nghĩa lí cái việc cải cách của ông cai thợ may mà Xuân Tóc Đỏ băn khoăn không hiểu, là mâu thuẫn trong quan niệm canh tân trong gia đình và xã hội của ông cai thợ may. Typn không đồng ý cho vợ mình tham gia cuộc Âu hóa, quan niệm cũ, phụ nữ thì cứ phải theo cổ, không được đang ăn mặc tân thời hay khiêu vũ, mai chợ phiên rồi về nhà chửi lại mẹ chồng bằng những lí thuyết bình quyền với giải phóng.
– Qua văn bản này, tác giả thể hiện thái độ lên án, phê phán đối với cái xấu xa kệch cỡm, cái lố bịch, ngốc nghếch, giả dối của công cuộc Âu hoá.
Câu 7 (trang 33 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nhận xét về ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích. So sánh với ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong một tác phẩm tự sự trung đại mà bạn đã học.
Trả lời:
So sánh với ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật qua hai tác phẩm:
Hai quan niệm về gia đình và xã hội | Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh |
– Sử dụng lớp ngôn ngữ đa dạng và phong phú.
– Từ ngôn ngữ vỉa hè, thành thị, ngôn ngữ lãng mạn đến ngoại lai,…đều đủ cả, nhằm góp phần diễn đạt cái xã hội mà mọi thứ đều tạp nham, xiêu vẹo. – Lời nói nhân vật bộc lộ được tính cách, tư tưởng, phẩm chất của nhân vật. |
– Cách viết linh hoạt, lối ghi chép tự nhiên, mạch lạc, logic.
– Lối viết chân xác, cụ thể với nhiều thông tin đáng tin cậy. – Sự kết hợp giữa cách tái hiện hiện thực khách quan, điềm đạm tưởng chừng như tác giả lạnh lùng của tác giả với những chi tiết được đưa vào tác phẩm một cách đầy đủ dụng ý. – Tùy bút của tác giả không bóng bẩy, hoa mĩ như thường thấy ở các cây bút hiện đại nhưng chất trữ tình của thiên bút kí vẫn toát lên qua những cảm xúc được gửi qua những trang viết. |
Câu 8 (trang 33 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Theo bạn, (những) đặc điểm của phong cách hiện thực thể hiện như thế nào trong văn bản? Các thủ pháp trào phúng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện (những) đặc điểm ấy?
Trả lời:
– Đặc điểm của phong cách hiện thực thể hiện trong văn bản: tái hiện chân thực hiện thực xã hội, xã hội tư sản bịp bợm, đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng thối nát.
– Các thủ pháp trào phúng có vai trò:
+ Thể hiện sự châm biếm, phê phán và góp phần làm nổi bật những vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa.
+ Giúp tác giả truyền đạt ý kiến của mình một cách hài hước và sắc bén, từ đó tạo sự chú ý và thúc đẩy sự suy ngẫm của người đọc.
+ Giảm căng thẳng và tạo niềm vui cho người đọc.
Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây: