Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 46 Tập 1 | Ngữ văn 12 Cánh diều

Tài liệu soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46 Tập 1 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 46 Tập 1 | Ngữ văn 12 Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 12 trang 46 Tập 1

Câu hỏi 1 trang 46 SGK Ngữ văn 12 Tập 1: Tìm đọc thêm các tác phẩm có yếu tố kì ảo trong văn học trung đại và hiện đại của những tác giả mà em đã được học.

Lời giải:

– Văn học trung đại: Truyền kỳ mạn lục ( Nguyễn Dữ), Truyền kỳ tân phả ( Đoàn Thị Điểm),…

– Văn học hiện đại: Trái tim hổ ( Nguyễn Huy Thiệp), Ma đưa ( Nam Cao),…

Câu hỏi 2 trang 46 SGK Ngữ văn 12 Tập 1: Tìm đọc những tác phẩm về đề tài thiên nhiên, sinh thái. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc tác phẩm đó.

Lời giải:

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi là một tác phẩm đặc sắc viết vùng đất và cuộc sống của con người Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nội dung của tiểu thuyết xoay quanh cuộc sống phiêu bạt của cậu bé An qua những miền đất rừng phương Nam. Qua câu chuyện của An, nhà văn đã miêu tả lại hình ảnh về cuộc sống nông thôn, những khó khăn, gian khổ mà người dân phải trải qua, cũng như tình yêu đất nước và sự hy sinh của những người dân miệt vườn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Về mặt nghệ thuật, Đoàn Giỏi đã vô cùng tinh tế trong việc lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, phong phú, từ đó đã khắc họa bức tranh sống động về cảnh vật và con người. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, người đọc dễ dàng hòa mình vào không gian và cảm nhận được hơi thở của cuộc sống miệt vườn Nam Bộ – một không gian tươi sáng, sống động, tràn ngập ân thanh. Điểm nhìn của tác phẩm được chuyển đổi vô cùng đa dạng: là góc nhìn của nhân vật an rồi kể theo ngôi thứ nhất, những cảm nhận của An về khu rừng U Minh chân thật hơn bao giờ hết, có đôi lúc là góc nhìn của tía má nuôi, của thằng Cò…Tất cả đều bổ sung lẫn nhau để tạo ra một góc nhìn thiên nhiên đa chiều và sâu sắc. Ngoài ra, “Đất rừng phương Nam” đã dựng lên hình ảnh con người nam Bộ phóng khoáng, thuần hậu, giàu tình cảm và yêu thiên nhiên sâu sắc… Qua tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”, tác giả muốn bày tỏ sự yêu mến với vẻ đẹp hùng vĩ nhưng thơ mộng của núi rừng phương Nam. Đồng thời, bộc lộ tình cảm trân trọng, thương yêu, tự hào với những con người nơi đây.

Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Cánh Diều. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-12/