Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 8 trang 57 Tập 1 | Cánh diều Ngữ văn 8

Tài liệu soạn bài Hướng dẫn tự học trang 57 Tập 1 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 57 Tập 1 

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)Tìm đọc thêm các bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Ghi lại các câu thơ hay.

Trả lời:

– Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cành

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

(Nguyễn Bính, Mùa xuân xanh)

– Cuối thu trời, biếc, lúa nàng bông

Cỏ nhạt màu xanh, lá úa hồng

Hôm tối chân trời sương tím phủ

Gió đưa hương lúa bốc thơm lừng.

(Đoàn Văn Cừ, Cuối thu)

– Mây trắng ngang hàng tự thuở xưa

Bao giờ viễn vọng đến bây giờ

Sao bằng lẻ một, trăng riêng chiếc

Đêm ngọc tên gời, men với tơ.

(Xuân Diệu, Buồn trăng)

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)Tìm đọc các bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm thơ sáu chữ, bảy chữ viết về gia đình, quê hương,…

Trả lời:

– Bài cảm nghĩ về bài thơ Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính): Nhắc đến Nguyễn Bính, không thể không nhắc đến Mùa xuân xanh. Chỉ với 8 dòng thơ cùng lời thơ giản dị, trong sáng, bài thơ đã mang lại cho người đọc một bức tranh mùa xuân xanh tươi sáng và tràn đầy tình cảm tươi trẻ. Từ ngay tựa đề của bài thơ, ta cũng thấy được mùa xuân với màu hy vọng và sức sống mãnh liệt. “Mùa xuân xanh” là một bài thơ lãng mạn và rất đẹp, ẩn chứa và mang lại những niềm hy vọng thầm kín. Bài thơ đẹp không chỉ vì mang sắc màu của mùa xuân mà còn đẹp vì tình yêu của đôi lứa. Mùa xuân luôn là một đề tài muôn thuở nhưng trong các bài về đề tài mùa xuân, đây có lẽ là bài thơ hay và để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.

– Bài cảm nghĩ về bài thơ Buồn trăng (Xuân Diệu): Nhà thơ Xuân Diệu, cuộc đời ông với 336 bài thơ do ông sáng tác thuộc nhiều chủ đề, đề tài khác nhau, nhiều thể loại thơ ca, từ thơ tình, thơ cách mạng, thơ đất nước, thơ về người Mẹ… Và chủ đề về “Trăng” cũng đang rất thu hút nhiều đọc giả đón nhận, săn tìm từ thơ ông Xuân Diệu. Mỗi chủ đề thơ của ông mang một cái hồn, sắc thái và màu sắc khác nhau, và các tác phẩm về thơ tình về trăng của Xuân Diệu cũng vậy, một chút buồn, sầu bi, thương nhớ torng những bài thơ tình về trăng của ông, tiêu biểu là bài thơ Buồn trăng. Bài thơ viết về một chàng thi sĩ buồn đêm trang. Bài thơ tình thơ thẩn dưới ánh trăng rộng nguy nga gió, mây trăng ngang hàng tự bao giờ, sao vàng thì lẻ loi, trăng thì một chiếc, đêm buồn tê người men với tơ… Nỗi buồn cô đơn thể hiện qua trăng lặng lẽ như bong tuyết, trong suốt không gian tịch mịch đời.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)Quan sát, phát hiện một số vấn đề trong đời sống, trao đổi, thảo luận với bạn bè và người thân về các vấn đề đó.

Trả lời:

– Một số vấn đề trong cuộc sống cần thảo luận, trao đổi:

+ Học tập – trách nhiệm hay nghĩa vụ của người học sinh?

+ Trò chơi điện tử thúc đẩy bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên như thế nào?

+ Hút thuốc lá trên toàn cầu thế giới có nên bị cấm?

+ Nghiện Internet có được coi là một bệnh lý không?

+…

– Trao đổi, thảo luận vế vần đề: Nghiện Internet có được coi là một bệnh lý không?

Với sự phát triển của công nghệ, chúng đang xuất hiện, len lỏi vào trong từng góc cuộc sống của con người, dần khiến con người đang bị lệ thuộc vào công nghệ.

Ngày nay, chúng ta điều yêu công nghệ, điều này thể hiện trực tiếp qua những chiếc smartphone, tablet, qua những mạng xã hội mà chúng ta đang dùng và qua việc chúng ta đang dần lệ thuộc vào Internet. Sức mạnh to lớn của Internet đủ để khiến chúng ta phải yêu thích nó, nhưng liệu tình yêu đó có đang quá giới hạn bình thường? Một nghiên cứu trong năm 2014 cho thấy có khoảng 16% những người trong độ tuổi 18-25 tại Mỹ đang bị phụ thuộc rất nhiều vào Internet, khi mà họ dành ra hơn 15 tiếng một ngày để “Online”.

Thực tế, nghiện Internet chưa được công nhận chính thức là một bệnh lý trong y học. Chỉ có điều sự ảnh hưởng của nó đến tâm sinh lý của “bệnh nhân” khiến người ta phải có các trung tâm điều trị và cả quy trình điều trị cho họ. Tác hại của việc nghiện Internet đang ngày một lớn hơn, và người ta đang dần xem nó như là một căn bệnh chứ không chỉ là vấn đề xã hội nữa.

Ở Mỹ, người ta đang tranh cãi xem liệu có nên thêm các triệu chứng của việc nghiện Internet vào DSM-5 – một cẩm nang tổng hợp các triệu chứng về bệnh tâm thần được xây dựng bởi các chuyên gia tại Mỹ. Thế nhưng trước khi có kết quả của việc đó, chúng ta nên bắt đầu lo lắng và đối mặt với vấn đề của chính mình.

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng quá mức công nghệ nói chung và Internet nói riêng sẽ tạo ra sự phụ thuộc, thậm chí là nghiện về cả tinh thần và thể chất. Kể từ khi sinh ra và lớn lên, con người ta hình thành tính cách và thói quen thông qua những tương tác xã hội. Vậy nên thế giới công nghệ ngày nay cùng Internet đã và đang thay đổi hoàn toàn cách mà chúng ta tương tác với xã hội. Về lâu dài, nó còn gây ra các mối nguy hại cho sức khỏe của con người.

Thế nhưng chẳng cần đến các cơ sở y tế, chúng ta có lẽ cũng có thể dễ dàng tìm thấy những tác động của hiện tượng này xung quanh ta.

Cuộc sống hiện đại đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống gia đình ngày nay. Đừng nghĩ là chỉ có trẻ nhỏ, ngay cả những ông bố, bà mẹ cũng đang trở thành một phần của sự thay đổi đó. Sẽ không quá hiếm gặp cái cảnh những ông bố, bà mẹ suốt ngày bận rộn xung quanh điện thoại, email, tin nhắn của họ. Điều đáng buồn cười là, chính họ là những người đang dạy con cái mình việc phải cẩn thận với sự ảnh hưởng của công nghệ (chơi game, sử dụng điện thoại,…).

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/