Tài liệu soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 9 trang 53 Tập 1
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Truy cập Internet hoặc tìm trong sách, báo những thông tin về nguồn gốc và sự hình thành, phát triển của chữ Nôm và truyện thơ Nôm.
Trả lời:
– Nguồn gốc và sự hình thành, phát triển của chữ Nôm:
Chữ Nôm là cách viết biểu ý ngày xưa của tiếng Việt. Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939, chữ Nôm lần đầu tiên thành chữ quốc ngữ để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý. Hơn 1.000 năm sau đó – từ thế kỷ 10 cho đến thế kỷ 20 một phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo và hành chánh được viết bằng chữ Nôm. Bởi vậy cho đến hiện nay, các loại sách Hán Nôm và tài liệu Hán Nôm vẫn được rất nhiều người tìm đọc.
Dưới triều đại nhà Tây Sơn, toàn bộ các văn kiện hành chánh được viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. Những văn bản như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi có xen chữ Nôm khi không thể tìm được một chữ Hán mang nghĩa tương đương chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt bởi quan niệm sai lầm của giới sĩ đại phu các triều đại: “nôm na là cha mách qué”. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, mặc dù đó là công cụ còn chưa chứng tỏ được tính hữu hiệu và phổ dụng của nó so với chữ Hán.
Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ (mượn âm để chép tiếng Quốc âm). Phép đó gọi là chữ “giả tá”. Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là “hài thanh” để cấu tạo chữ mới.
Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: từ Hàn luật (thơ Nôm (tiếng Việt) theo luật Đường), đến văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Thi ca chữ Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt, khi thì hào hùng, khi bi ai; khi thì trang nghiêm, khi bỡn cợt.
Giả thuyết có thể trong lịch sử, chữ Nôm đã tạo ra từ những năm đầu khi vó ngựa viễn chinh của phương Bắc đến Việt Nam. Những chữ Nôm đầu tiên được sử dụng để chỉ cách gọi địa danh, hoặc những khái niệm không tồn tại trong Hán văn, mặc dù điều này do những cứ liệu thành văn còn lại hết sức ít ỏi, đã không thể được kiểm chứng một cách chính xác. Phạm Huy Hổ trong Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương.
Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ “bố cái” trong cụm từ “Bố Cái đại vương” do nhân dân Việt Nam xưng gọi Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ 8. Có ý kiến khác lại dựa vào chữ “cồ” trong quốc danh “Đại Cồ Việt” để đoán định chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.
Trong một số nghiên cứu những năm 90 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới khẳng định âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời Đường – Tống thế kỷ 8 – 9. Nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi hình thành cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) mà chỉ có thể ra đời sau thế kỷ thứ 10 khi Việt Nam thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.
Ban đầu khi mới xuất hiện chữ Nôm thuần túy ghi âm tiếng Việt nhưng mượn dạng chữ Hán y nguyên. Phép đó gọi là chữ “giả tá”. Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là “hài thanh” để cấu tạo chữ mới. Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác băng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: từ Hàn luật , đến văn tế , truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Văn Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt, khi thì hào hùng, khi bi ai; khi thì trang nghiêm, khi bỡn cợt.
Thế kỷ 15-17
Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hán luật bát cú hoặc tứ tuyệt.
Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi),
Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông),
Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Thế kỷ 18-19
Thơ Hàn luật của những thế kỷ kế tiếp càng uyển chuyển, lối dùng chữ càng tài tình, hóm hỉnh như thơ của Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan. Ngược lại thể thơ dài như Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa cùng thể song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm lưu danh những nữ sĩ biệt tài thời trước. Riêng Chinh phụ ngâm được xem là một tuyệt tác, có phần trội hơn nguyên bản chữ Nho.
Thể song thấy lục bát cũng lưu lại tác phẩm Cung oán ngâm khúc, lời văn cầu kỳ, hoa mỹ nhưng thể thơ phổ biến nhất là truyện thơ lục bát, trong đó phải kể Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Văn từ truyện thơ bình dị hơn nhưng lối hành văn và ý tứ không kém sâu sắc và khéo léo. Những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều vấn đáp y thuật, Nữ tú tài, tất cả được phổ biến rộng rãi khiến không mấy người Việt lại không biết vài câu, nhất là Truyện Kiều.
Thế kỷ 19-20
Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca theo thể hát nói như của Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương v.v. Đó là chưa kể những vở tuồng hoặc chèo dân gian cũng được soạn bằng chữ Nôm như Kim Thạch kỳ duyên, Quan Âm Thị Kính.
Đối ngược lại tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, y khoa, tôn giáo nhất là văn xuôi tuy có được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít. Văn vần thì có vài tác phẩm như Thiên Nam ngữ lục (thời Hậu Lê) hay Đại Nam quốc sử diễn ca (thời Nguyễn). Song sử liệu, nhất là chính sử cùng các văn bản hành chính của triều đình thì nhất thể đều bằng chữ Hán.
Ngoại lệ là những năm tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ (thế kỷ 15) và nhà Tây Sơn (thế kỷ 18). Những văn bản hành chính như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể tìm được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt bởi quan niệm chung của giới sĩ đại phu các triều đại bấy giờ thì cho là: “nôm na là cha mách qué”. Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 24 năm, từ 1788 đến 1802. Nói cách khác, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế kỷ, mặc dù đó là công cụ còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật cũng như mức phổ dụng so với chữ Hán.
Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ 16 khi các nhà truyền đạo phương Tây vào Việt Nam, họ đã dùng kí tự Latinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ dựa trên kí tự La Tinh được hình thành. Mặc dù dễ học, dễ nhớ, việc dùng chữ Quốc ngữ sau đó chỉ phổ biến trong cộng đồng giáo dân trong phạm vi ghi chép Kinh Thánh chứ không được sử dụng nhiều trong việc làm phương tiện trứ tác hay truyền đạt thông tin.
Chữ Nôm vì vậy vẫn là văn tự chính trong nền văn chương Việt Nam mãi cho tới hết thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20 chính quyền Pháp cho giải thể phép thi cử chữ Nho (1915 ở Bắc Kỳ và 1919 ở Trung Kỳ) và đưa chữ Quốc ngữ lên hàng văn tự chính thức bắt đầu từ năm 1908 thì chữ Quốc ngữ mới bắt đầu thay thế chữ Nôm. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938) cũng như sự phát triển báo chí vào đầu thế kỷ 20 đã góp phần trong việc thâu nhận chữ Quốc ngữ là văn tự chính đáng của người Việt, khép lại thời kỳ dùng chữ Nôm để truyền đạt tư duy cùng những cảm hứng của dân tộc Việt.
– Nguồn gốc và sự hình thành, phát triển của truyện thơ Nôm:
Hình thức đầu tiên và sơ khai của các truyện Nôm là những bài hát tự sự của các nghệ nhân hát rong (hay nhiều sách vở đương thời gọi là nghề ca hát. Hiện tượng hát rong theo từng đám nhỏ xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ nào cho đến chưa xác định được, chỉ biết rằng khi có các đô thị thì đã có nhiều người sống bằng nghề này một phần do nhu cầu thưởng thức âm nhạc lớn của xã hội, nhất là sau thế kỷ XV).
Những bài hát tự sự này phần lớn được các nghệ nhân tự sáng tác hoặc dựa trên cơ sở cũ của truyện cổ dân gian, hay một tích cũ được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc rút ra từ một truyện Nôm đã có trước như Quan Âm thị Kính… Càng về sau, những bài hát này càng được bồi bổ thêm về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và đến một lúc nào đó bài hát đã được biết đến và được sử sách ghi chép lại và được phổ biến rộng rãi thì tác phẩm đó chính thức trở thành một truyện Nôm (lọai này có thể kể đến các truyện như Trương Chi, Tấm Cám).
Nơi thứ hai là nơi sinh ra và lưu truyền các truyện Nôm là các nhà chùa của đạo phật. Để tuyên truyền đạo phật cho các tín đồ mà phần đông là không biết chữ, một số nhà sư có học đã nghĩ ra cách diễn Nôm một số sự tích trong kinh phật, hình thức này ngày càng phát triển và nhiều truyện Nôm đã xuất hiện theo con đường này tuy nhiên chúng vẫn giữ được những ý chính trong kinh phật. Thể loại này không phát triển do sự phổ biến chỉ nằm trong một chùa hay lớn cũng chỉ một làng biết đến nên hầu hết bị thất truyền.
Các hình thái của truyện Nôm được chia thành 2 loại: Truyện Nôm ra đời và tồn tại với hình thái đầu tiên là truyện Nôm truyền khẩu. Loại này được phổ biến rộng rãi trong dân gian và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện Nôm truyền khẩu phát triển mạnh mẽ trong xã hội với một tầng lớp đông đảo thì các nho sĩ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử dụng loại hình văn học này để sáng tác, hoặc ghi chép lại những truyện Nôm đã có vào sách vở để tiện cho việc tra cứu. Từ đó truyện Nôm viết được xuất hiện. Cũng như mọi hình thái sáng tác, truyện Nôm không phải là đã kế tiếp nhau một cách dứt khoát mà mỗi cái khi xuất hiện đều tồn tại song song với những cái xuất hiện trước hoặc sau nó. Nhưng do các ghi chép đương thời quá thô sơ và chịu nhiều ảnh hưởng từ xã hội phong kiến nên cho đến nay chúng ta vẫn chưa xác định được truyện Nôm viết xuất hiện vào thời gian nào và sự phát triển của nó trong lịch sử văn học. Bởi vì cho đến nay hầu hết các truyện Nôm còn lại đều không có tên tác giả và thời điểm sáng tác cụ thể rõ ràng.
Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào mối quan hệ giữa nội dung tác phẩm và hiện thực đời sống xã hội, căn cứ vào tài liệu từng bị cấm đoán của giai cấp thống trị còn lưu giữ được cho đến ngày nay, căn cứ vào hình thức ngôn từ và thể loại mà đi đến một nhận định sơ bộ về sự phát triển của bộ phận văn học này như sau: Chính giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX là giai đoạn bộ phận văn học này ra đời và phát triển, thời kỳ cực thịnh của nó là khoảng thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Phần lớn các truyện Nôm lưu hành hiện nay cũng ra đời trong hai thế kỷ này. Sang đầu thế kỷ XX việc sáng tác truyện Nôm dần dần chấm dứt vì thể loại văn xuôi hiện đại ra đời đã đủ sức thay thế nó bởi sự phù hợp với thời cuộc cũng như phù hợp với đại bộ phận nhân dân đương thời.
Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tìm đọc thêm một số đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và hai bài nghiên cứu về mỗi truyện thơ này.
Trả lời:
– Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du):
Cho gươm mời đến Thúc lang,
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non”,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương[2] chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tại lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.
[…] Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khâu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chông chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phai lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Đã lòng tri quá thì nên”.
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
– Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du):
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách[1] tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra…
Nỗi mình nên tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng[6] hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Đắn đo cân sức cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu.
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng,
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
– Đoạn trích Vân Tiên lo sợ cho tương lai (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
Tôn sư trở lại hậu đàng,
Vân Tiên ngơ ngẩn lòng càng sanh nghi:
“Chẳng hay mình mắc việc chi ?
Tôn sư người dạy khoa kỳ còn xa ?
Hay là bối rối việc nhà ?
Hay là đức bạc hay là tài sơ ?
Bấy lâu lòng những ước mơ,
Hội này chẳng gặp còn chờ hội nao ?
Nên hư chẳng biết làm sao,
Chi bằng hỏi lại lẽ nào cho minh.
Đặng cho rõ nỗi sự tình,
Ngỏ sau ngàn dặm đăng trình mới an”.
Tôn sư ngồi hãy thở than,
Ngó ra trước án thấy chàng trở vô.
“Sao chưa cất gánh trở vô việc gì ?
Hay là con hãy hồ nghi,
Thầy bàn một việc khoa kỳ ban trưa?”
Vân Tiên nghe nói liền thưa:
“Tiểu sinh chưa biết nắng mưa buổi nào?
Song đường,tuổi hạc,đã cao”,
Xin thầy nói lại âm hao, con tường.”
Tôn sư nghe nói thêm thương,
Dắt tay ra chốn tiền đường xem trăng,
Nhân cơ tàng sự, dặn rằng:
“Việc người chẳng khác việc trăng trên trời.
Tuy là soi khắp mọi nơi,
Khi mờ, khi tỏ, khi vơi, khi đầy.
Sao con chẳng rõ lẽ nầy,
Lựa là con phải hỏi thầy làm chi?
Số con hai chữ khoa kỳ,
Khôi tinh đã rạng, Tử vi thêm lòa.
Hiềm vì ngựa chạy đường xa,
Thỏ vừa ló bóng, gà đà gáy tan.
Bao giờ cho tới bắc phang,
Gặp chuột ra đàng, con mới nên danh.
Sau dầu đặng chữ hiển vinh,
Mấy lời thầy nói tiền trình chẳng sai.
Trong cơn bỹ cực thái lai,
Giữ gìn cho vẹn việc ai chớ sờn.”
Vân Tiên vội vã tạ ơn,
Trăm năm dốc giữ keo sơn một lời.
Ra đi vừa rạng chân trời,
Ngùi ngùi ngó lại nhớ nơi học đường.
Tiên rằng: “Thiên cát nhứt phương,
Thầy đeo đoạn thảm, tơ vương mối sầu.
Quản bao thân trẻ dãi dầu,
Mang đai Tử Lộ, quảy bầu Nhan Uyên.
Bao giờ cá nước gặp duyên,
Đặng cho con thảo phỉ nguyền tôi ngay.
– Đoạn trích Vân Tiên, Nguyệt Nga trao đổi tín vật (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu):
Nguyệt Nga vốn đấng thuyền quyên,
Tai nghe lời nói tay liền rút trâm.
Thưa rằng: “Nay gặp tri âm,
Xin đưa một vật để cầm làm tin”.
Vân Tiên ngơ mặt chẳng nhìn,
Nguyệt Nga liếc thấy càng thìn nết na:
“Vật chi một chút gọi là,
Thiếp thưa chưa dứt chàng đà làm ngơ.
Của này là của vất vơ,
Lòng chê cũng phải, mặt ngơ sao đành!”
Vân Tiên khó nổi làm thinh,
Chữ ơn buộc lại chữ tình lây dây.
Than rằng: “Đó khéo trêu đây,
Ơn kia đã mấy, của nầy rất sang
Đương khi gặp gỡ giữa đàng,
Một lời cũng nhớ, ngàn vàng chẳng phai.
Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài,
Nào ai chịu lấy của ai làm gì,”
Thưa rằng: “Chút phận nữ nhi,
Vốn chưa biết lẽ có khi mất lòng.
Ai dè những đấng anh hùng,
Thấy trâm thôi lại thẹn thùng cùng trâm.”
Riêng than:” Trâm hỡi là trâm!
Vô duyên chi mấy ai cầm mà mơ?
Đưa trâm chàng đã làm ngơ,
Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ.”
Vân Tiên ngó lại rằng: “Ừ,
Làm thơ cho kịp bấy chừ chớ lâu.”
Nguyệt Nga ứng tiếng xin hầu,
Xuống tay liền tả tám câu năm vần.
“Thơ rồi này thiếp xin dâng,
Ngửa trông lượng rộng văn nhân thể nào?”
Vân Tiên xem thấy ngạt ngào,
Ai dè sức gái tài cao bực nầy.
Đã mau mà lại thêm hay,
Chẳng phen Tạ nữ, cũng tày Từ phi.
Thơ ngâm dũ xuất dũ kỳ,
Cho hay tài gái kém gì tài trai.
Như vầy ai lại thua ai,
Vân Tiên họa lại một bài trao ra.
Xem thơ biết ý gần xa,
Mai hòa vận điểu, điểu hòa vận mai.
Có câu xúc cảnh hứng hoài,
Đường xa vòi vọi, dặm dài vơi vơi.
Ai ai cũng ở trong trời,
Gặp nhau ta đã cạn lời thời thôi.
—
Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây: