Soạn bài Làng (Kim Lân) | Cánh diều Ngữ văn 9

Tài liệu soạn bài Làng (Kim Lân) Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Làng (Kim Lân) | Cánh diều Ngữ văn 9

Soạn bài Làng (Kim Lân)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

– Khi đọc tác phẩm truyện, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt truyện, xác định tình huống truyện, ngôi kể, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp… để hiểu nhân vật và đánh giá nghệ thuật kể chuyện.

+ Tìm hiểu nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện.

+ Xác định đề tài, chủ đề, ý nghĩa nhan đề, thông điệp của tác phẩm…

+ Liên hệ với vốn sống, trải nghiệm của bản thân và bối cảnh cuộc sống hiện tại để hiểu và vận dụng kết quả đọc vào thực tiễn.

– Đọc trước truyện ngắn Làng; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Kim Lân.

– Chia sẻ phỏng đoán của em về nội dung văn bản từ nhan đề của truyện Làng.

– Văn bản dưới đây lược bớt phần đầu kể về hoàn cảnh khiến gia đình ông Hai phải đi tản cư và tính thích khoe làng của ông.

Trả lời

– Tóm tắt truyện ngắn Làng.

Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai – một người nông dân có tinh thần yêu nước mãnh liệt. Vì chiến tranh, ông phải cùng gia đình rời xa làng chợ Dầu yêu dấu để đến nơi khác sinh sống. Tuy xa quê, nhưng lúc nào ông cũng một lòng nhớ về quê hương mình và tự hào về truyền thống yêu nước của làng. Ông thường khoe với mọi người về ngôi làng anh hùng của mình. Tuy nhiên, một ngày nọ ông lại nghe được tin làng mình bỏ theo giặc. Xấu hổ, bàng hoàng, đau khổ, ông thu mình về nhà, lẩn trốn không dám ra ngoài. Ông chỉ biết tâm sự với những đứa con của mình để giãi bày nỗi lòng. Ông Hai sau những giằng xé nội tâm, đã quyết định rằng làng mà theo Tây thì phải thù. Bởi lòng yêu nước còn lớn hơn tình yêu làng. May mắn thay, sự kiện làng ông Hai theo giặc chỉ là một kế hoạch dụ giặc để tiêu diệt mà thôi. Biết tin, ông Hai vui sướng vô cùng, ông lại càng thêm yêu và tự hào về làng mình. Lại phấn khởi đi khoe với mọi người về ngôi làng anh hùng của mình.

– Tình huống truyện ngắn Làng của Kim Lân:

Ông Hai là một người nông dân yêu làng, dù phải đi tản cư xa làng nhưng ông vẫn luôn nghe ngóng những tin tức, chiến công chống Tây của làng Chợ Dầu mà lòng tự hào ngập tràn. Tuy nhiên, bỗng nhiên 1 ngày, ông nghe được 1 nguồn tin khá chắc chắn là làng ông theo Tây, phản Cách Mạng. Đây là 1 tình huống truyện rất đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. Ông là 1 người tin và yêu làng Cách mạng của mình nhưng lại nghe được tin sét đánh ngang tai là làng ông lập tề theo giặc. Hơn nữa, tin đó lại được từ chính những người đi từ phía làng chợ Dầu nói ra. Tình huống truyện này đã đặt ông vào 1 tình huống giằng xé, đấu tranh dữ dỗi giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân, giữa tình yêu quê hương và lòng yêu đất nước.

– Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.

– Truyện ngắn Làng được kể từ ngôi thứ 3. Ở ngôi kể này, người kể truyện ẩn mình, do đó học sinh không cần nêu rõ người kể chuyện. Với ngôi kể này, câu chuyện trong truyện ngắn Làng được truyền tải với màu sắc khách quan, đáng tin cậy và toàn diện hơn.

– Các nhân vật trong truyện ngắn Làng: Ông Hai (nhân vật chính), cu Húc (đứa con trai út), bà chủ nhà, bác Thứ. Các nhân vật tuyến phụ có mối quan hệ mật thiết với nhân vật chính, giúp cho nhân vật chính bộc lộ rõ nét tâm trạng của mình.

– Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

– Chủ đề: nhan đề “làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

– Thông tin về tác giả Kim Lân:

+ Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

+ Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm: vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.

+ Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941.

+ Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật.

+ Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim…).

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính Làng: Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

Soạn bài Làng | Hay nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý các chi tiết khắc hoạ nhân vật ông lão trong truyện.

Trả lời:

Các chi tiết khắc hoạ nhân vật ông lão trong truyện:

– Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin…

– Ông lão chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu…

Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Thông tin nào ông lão nghe được tác động mạnh đến ông? Tác động như thế nào?

Trả lời:

– Thông tin ông lão nghe được tác động mạnh đến ông đó là thông tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây.

– Thông tin đó làm “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân… không thể không tin

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đây là lời đối thoại hay độc thoại?

Trả lời:

Hà, nắng gớm, về nào…” là lời ông Hai nói với chính mình (độc thoại).

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Điều gì diễn ra trong tâm trạng của ông Hai?

Trả lời:

– Nhìn đàn con chơi sậm chơi sụi ngoài sân: Ông nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của làng Việt gian. Ông nguyền rủa họ đã phản bội, đầu hàng, bán nước.

Câu 5 (trang 82 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đây là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Trả lời:

Đây là lời dẫn gián tiếp vì là thuật lại lời của chánh Bệu nhưng có sự điều chỉnh theo thời nói của ông Hai.

Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý các chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật ông Hai.

Trả lời:

– Khi nói chuyện với bà Hai: Thái đội của ông Hai vừa bực bội, vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt bà vô cớ, trằn trọc thở dài, lo lắng đến mức chân tay bủn rủn, nín thở, lắng nghe, không nhúc nhích…

Câu 7 (trang 84 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Điều gì khiến ông Hai sợ nhất?

Trả lời:

Điều gì khiến ông Hai sợ nhất là mụ chủ nhà. Ông Hai cho rằng mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngầm là mụ thích.

Câu 8 (trang 84 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hình dung tâm trạng ông Hai khi nghe những lời nói của bà chủ nhà.

Trả lời:

– Tâm trạng ông Hai khi nghe những lời nói của bà chủ nhà: ông Hai thực sự rơi vào bế tắc. Chính trong lúc đau đớn tuyệt vọng ấy đã đẩy ông vào tình thế là phải lựa chọn: làng Chợ Dầu hay Tổ quốc? Ông đã thoáng nghĩ đến việc “Hay là quay về làng?” để gia đình ông có chỗ dung thân. Thuở trước, làng Chợ Dầu của ông đáng yêu, đáng tự hào lắm. Nhưng giờ đây chỉ nghĩ đến nó là lòng ông đắng ngắt, đau nhói từng hồi.

Câu 9 (trang 85 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy dự đoán ông Hai sẽ trả lời như thế nào trước câu hỏi này?

Trả lời:

– Mới hôm nào về làng là khao khát, là mong ước cháy bỏng của ông thế mà bây giờ ông thấy rợn cả người và phải dập tắt ngay cái ý nghĩ đen tối đó. Bởi làng giờ đã nối gót theo Tây, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”, là cam chịu trở về với kiếp sống lầm than, kiếp sống của những kẻ nô lệ.

Câu 10 (trang 87 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Ông Hai khoe điều gì? Điều ông khoe có gì khác thường không?

Trả lời:

– Chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “Múa tay lên để khoe” đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng, sung sướng đến tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ không bình thường? Không! Đặt ông Hai trong hoàn cảnh của “Làng”, làng Dầu đang bị tai tiếng Việt gian theo Tây thì ông Hai vui sướng sao được vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp.

Câu 11 (trang 87 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Vì sao bà chủ nhà thay đổi với gia đình ông Hai?

Trả lời:

– Mụ chủ không hề “nói tức nói xóc” mà trái lại, mụ lại tỏ vẻ rất vui sướng. Mụ chủ nhà đã hòa chung niềm vui với gia đình ông lão, với người làng Chợ Dầu, hòa chung niềm vui với những người dân kháng chiến vừa rửa được tiếng oan là Việt gian. Sự thay đổi thái độ của nhân vật mụ chủ nhà làm hiện rõ nét đáng quý còn ẩn giấu: yêu nước và căm thù lũ cướp nước, bán nước.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tóm tắt cốt truyện và xác định nhân vật chính của truyện.

Trả lời:

– Tóm tắt truyện ngắn Làng.

Câu chuyện kể về nhân vật ông Hai – một người nông dân có tinh thần yêu nước mãnh liệt. Vì chiến tranh, ông phải cùng gia đình rời xa làng chợ Dầu yêu dấu để đến nơi khác sinh sống. Tuy xa quê, nhưng lúc nào ông cũng một lòng nhớ về quê hương mình và tự hào về truyề thống yêu nước của làng. Ông thường khoe với mọi người về ngôi làng anh hùng của mình. Tuy nhiên, một ngày nọ ông lại nghe được tin làng mình bỏ theo giặc. Xấu hổ, bàng hoàng, đau khổ, ông thu mình về nhà, lẩn trốn không dám ra ngoài. Ông chỉ biết tâm sự với những đứa con của mình để giãi bày nỗi lòng. Ông Hai sau những giằng xé nội tâm, đã quyết định rằng làng mà theo Tây thì phải thù. Bởi lòng yêu nước còn lớn hơn tình yêu làng. May mắn thay, sự kiện làng ông Hai theo giặc chỉ là một kế hoạch dụ giặc để tiêu diệt mà thôi. Biết tin, ông Hai vui sướng vô cùng, ông lại càng thêm yêu và tự hào về làng mình. Lại phấn khởi đi khoe với mọi người về ngôi làng anh hùng của mình.

– Nhân vật chính của truyện: ông Hai.

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy nêu tình huống truyện và chỉ ra tác dụng của tình huống trong việc khắc hoạ nhận vật và chủ đề của tác phẩm.

Trả lời:

– Tình huống truyện ngắn Làng của Kim Lân: Ông Hai là một người nông dân yêu làng, dù phải đi tản cư xa làng nhưng ông vẫn luôn nghe ngóng những tin tức, chiến công chống Tây của làng Chợ Dầu mà lòng tự hào ngập tràn. Tuy nhiên, bỗng nhiên 1 ngày, ông nghe được 1 nguồn tin khá chắc chắn là làng ông theo Tây, phản Cách Mạng. Đây là một tình huống truyện rất đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. Ông là 1 người tin và yêu làng Cách mạng của mình nhưng lại nghe được tin sét đánh ngang tai là làng ông lập tề theo giặc. Hơn nữa, tin đó lại được từ chính những người đi từ phía làng chợ Dầu nói ra. Tình huống truyện này đã đặt ông vào 1 tình huống giằng xé, đấu tranh dữ dỗi giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân, giữa tình yêu quê hương và lòng yêu đất nước.

– Ý nghĩa tình huống: Giúp nhân vật ông Hai bộc lộ được tình yêu làng cũng như tinh thần trung thành với cách mạng của ông. Tâm trạng của ông đã thay đổi hoàn toàn từ khi nhận được tin làng theo Tây cho đến khi được tin làng cải chính. Qua đây, nhà văn Kim Lân muốn khẳng định vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, yêu làng của những người nông dân Việt Nam.

Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tìm những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về nhân vật ông Hai và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Trả lời:

* Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện:

– Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

+ “vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác“, “cổ ông lão nghẹn ắng lại. Da mặt tê rân rân“, “tưởng như đến không thở được“, “cúi gằm mặt mà đi”, “tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra“. => Cảm xúc hoang mang, bàng hoàng cùng tâm trạng xót xa, tủi nhục của ông Hai.

+ Thương xót bản thân và những đứa con thơ: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?“.

+ Ông Hai xấu hổ không dám đi đâu, chỉ biết ngồi thủ thỉ với đứa con nhỏ để làm rõ tấm lòng mình.

+ Sự quyết tâm trung thành với cách mạng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù“.

– Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính:

+ Tin tức đến như một sự hồi sinh đối với ông Hai:

Vui vẻ mua quà bánh cho các con.

Chạy khắp nơi khoe: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đối nhẵn“.

+ Thể hiện sự tự hào về làng bằng cách ngồi miêu tả quá trình chống giặc của dân làng như chính mình đã tham gia.

* Nhận xét về nhân vật ông Hai:

– Ông Hai là đại diện của tầng lớp nhân dân nghèo với tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc.

– Tình yêu làng được hòa chung với lòng yêu nước.

– Hình ảnh được xây dựng giản dị, tình huống truyện độc đáo, thu hút.

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính.

Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Em có ấn tượng gì về ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện? Vì sao?

Trả lời:

Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của ông Hai, dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ ba. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, với cách dùng từ, đặt câu hết sức dễ hiểu, mộc mạc lại mang đậm cá tính của nhân vật, rất sinh động.

Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Theo em, tại sao nhà văn đặt tên cho tác phẩm là Làng mà không phải Làng Chợ Dầu?

Trả lời:

Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu là “Làng Chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “Làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Như vây, nhan đề “Làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Câu 6 (trang 88 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy tưởng tượng: Nếu nhân vật ông Hai trong tác phẩm của Kim Lân sống ở làng Chợ Dầu trong bối cảnh cuộc sống hôm nay thì em nghĩ ông sẽ chia sẻ với mọi người điều gì về làng quê của mình?

Trả lời:

Nếu nhân vật ông Hai trong tác phẩm của Kim Lân sống ở làng Chợ Dầu trong bối cảnh cuộc sống hôm nay thì ông sẽ chia sẻ với mọi người sự phát triển hiện đại, sự thay đổi từng ngày của làng quê. Cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, từ nhà cửa mới, có nhiều nhà cao tầng. Đường được xây dựng mới, rộng rãi, thuận tiện cho việc đi lại. Chợ quê đông vui, nhộn nhịp, với nhiều người mua và bán, lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt. Trường học đã được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm, phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới toanh và có tòa nhà cao. Ngoài ra, thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên được xây dựng rất khang trang và tiện nghi, phục vụ tốt cho con người.

Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-9/