Soạn bài Một lít nước mắt | Ngữ văn 12 Cánh diều

Tài liệu soạn bài Một lít nước mắt Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Một lít nước mắt | Ngữ văn 12 Cánh diều

Soạn bài Một lít nước mắt

Đọc văn bản “Một lít nước mắt”, chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và trả lời các câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10):

Câu 1 (trang 107 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Thông tin nào dưới đây không phải là đặc điểm thể loại của văn bản trên?

A. Ghi chép hằng ngày về cuộc sống và suy nghĩ của nhân vật

B. Bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của nhân vật

C. Cốt truyện hoàn toàn hư cấu, tưởng tượng

D. Dùng lời độc thoại nhưng ngầm đối thoại với người khác

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 2 (trang 107 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Văn bản Một lít nước mắt (trích) cho biết hoàn cảnh của nhân vật A-ya như thế nào?

A. A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nên đau khổ, tuyệt vọng

B. A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nhưng vẫn lạc quan, hi vọng

C. A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nên không tiếp tục học nữa

D. A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nên suy nghĩ tiêu cực

Trả lời:

Chọn đáp án B

Câu 3 (trang 107 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Dòng nào sau đây thể hiện thái độ tích cực của nhân vật A-ya đối với cuộc sống?

A. Khi gặp người quen, mình còn chẳng kịp nói lời chào

B. Lúc nào mình cũng cúi gằm mặt xuống

C. Mình phải hít thở và tiếp tục sống

D. Mình cảm giác có ai đó sau lưng

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 4 (trang 107 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Phương án nào dưới đây cho thấy tác giả đã sử dụng thủ pháp miêu tả?

A. Mùa xuân rồi cũng qua đi, những cánh hoa bay lả tả lọt qua cửa xe hơi

B. Suốt một năm được nghĩ đến người khác khiến mình cảm thấy thật có ích

C. Khi thức dậy vào buổi sáng, mình thấy đáng sợ hơn buổi tối

D. Mình giờ đã thành một đứa chẳng thể làm gì ngoài khóc lóc

Trả lời:

Chọn đáp án A

Câu 5 (trang 107 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Câu văn nào dưới đây cho biết sự việc “vừa mới xảy ra” đối với nhân vật ?

A. Một năm trước đây, mình vẫn có thể đứng, nói chuyện và cười.

B. Đến một ngày nào đó, không chừng mình sẽ phải nằm bẹp giường.

C. Sáng nay, mình bị ngã, cằm đập xuống đất.

D. Đây là năm cuối mình còn được trải nghiệm cuộc sống ở kí túc xá.

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 6 (trang 108 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Tính phi hư cấu của văn bản trên được thể hiện ở những yếu tố nào?

Trả lời:

Tính phi hư cấu của văn bản được thể hiện qua các yếu tố :

+ Nhân vật có thực – cô bé nữ sinh Nhật Bản Ki-tô A-ya

+ Yếu tố thời gian cụ thể : Năm lớp 12, dịp Giáng sinh, 30 phút, 40 phút,…

+ Diễn biến căn bệnh bại não : Từ đi lại bình thường, đứng, sang bò, dần chỉ có thể ngồi một chỗ

+ Chi tiết : trẻ em tám tháng biết ngồi, mười tháng biết bò, hơn một tuổi biết đi

Câu 7 (trang 108 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Phân tích tác dụng của sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong phần 2 của đoạn trích Một lít nước mắt.

Trả lời:

Tác dụng: Sự kết hợp giữa hai thủ pháp không chỉ cung cấp cho người đọc sự kiện cô bé đưa bức thư báo cho mẹ rằng mình đã không thể đi nữa, mà còn thể hiện thái độ, tính cách của nhân vật và gia tăng sắc thái cảm xúc cho đoạn văn. Ví dụ, chi tiết “hé mở cửa phòng” thể hiện thái độ rụt rè, e ngại của cô bé khi báo tin cho mẹ. Chi tiết tác giả miêu tả hình ảnh cô bé bò trên hành lang lạnh cóng đến mức “đầu gối và lòng bàn tay lẫn bàn chân dần trở nên cứng đờ” đã giúp người đọc thấu hiểu nỗi đau đớn, vất vả mà cô bé phải chịu đựng trước căn bệnh nan y này.

Câu 8 (trang 108 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Dẫn ra một số câu văn cho thấy sự đau khổ, cô đơn nhưng không tuyệt vọng của nhân vật A-ya.

Trả lời:

* Một số câu văn cho thấy sự đau khổ, cô đơn nhưng không tuyệt vọng của nhân vật A-ya :

– “Vì không giữ được thăng bằng cơ thể…có lẽ thiên đường cũng như vậy chăng?”

– “Mình giờ đã thành một đứa chẳng thể làm gì ngoài khóc lóc…ít ra mình vẫn đang sống”

– “Để cải thiện sự xấu xí đó, mỗi khi nhìn vào gương,…chuyện gì vui mình cũng cười.”

Câu 9 (trang 108 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Chi tiết nào trong đoạn trích Một lít nước mắt để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?

Trả lời:

Chi tiết ấn tượng đặc biệt đối với em là khi cô bé A-ya có mặc cảm lớn về bản thân “có một phức cảm thấp kém đang lớn lên trong đầu mình”, đó là khi cô bé tường chừng như đã đầu hàng trước số phận và chìm sâu trong sự tàn tật và tự trách, nhưng không, cô bé đã tìm ra một biện pháp cho bản thân là nhìn vào gương và cười, mọi xấu xí sẽ bay đi và chỉ còn lại những gì đẹp đẽ nhất. Qua chi tiết này cho em thấy sự lạc quan, mạnh mẽ, kiên cường trong cô bé. Điều đó như đã tiếp thêm cho em lòng yêu đời, yêu cuộc sống.

Câu 10 (trang 108 Sách giáo khoa Văn12 Tập 1): Thái độ của A-ya khi đối mặt với căn bệnh nan y gợi cho em suy nghĩ gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của em?

Trả lời:

Thái độ của A-ya khi đối mặt với căn bệnh nan y gợi cho em suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần. Cô bé vẫn luôn giữ thái độ lạc quan dù căn bệnh có trở nên ngày một tồi tệ, cô bé cũng có những giây phút mặc cảm những cũng nhanh chóng thoát ra và tiếp tục sống và yêu đời. Chính điều này đã đưa đến cho em một bài học, dù có vất vả, gian lao, bản thân phải luôn mạnh mẽ, tin tưởng vào tương lai, tiếp tục mỉm cười vươn lên phía trước. Phải sống luôn yêu đời và rạng ngời, không để bản thân rơi quá lâu vào những cảm xúc tiêu cực và nhận ra bản thân đã may mắn biết nhường nào, vì vậy cần sống lạc quan, vui vẻ và biết ơn cuộc sống.

Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Cánh Diều. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-12/