Soạn bài Một thời đại trong thi ca | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Tài liệu soạn bài Một thời đại trong thi ca Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Một thời đại trong thi ca | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Soạn bài Một thời đại trong thi ca 

Câu hỏi 1 (trang 85 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới với cái cũ. Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình.

Trả lời:

Đã có lần tôi băn khoăn khi phải phân biệt cái mới và cãi cũ. Cái mới sẽ được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày, cái cũ sẽ được lưu giữ lại như những kỉ niệm đã qua. Thông thường cái mới sẽ được xây dựng và phát triển trên nền tảng của cái cũ.

Câu hỏi 2 (trang 85 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.

Trả lời:

Chọn bài thơ trung đại Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương và bài Thơ mới Quê hương – Tế Hanh.

So sánh:

– Về nội dung:

+ Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng với thân phận con người (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn.

+ Thơ mới có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Thơ mới chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết.

– Về hình thức:

+ Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt.

VD: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chỉ vẻn vẹn trong 4 câu thơ (lời ít, ý nghĩa) nhưng đã khắc họa rõ nét số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

+ Thơ mới không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp, thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp…) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gần với đời sống.

* Đọc văn bản

1. Chú ý vấn đề được nêu để bàn luận.

Vấn đề được nêu để bàn luận: Hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.

2. Cái khó khi phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ là gì?

Thơ mới và thơ cũ không có sự phân biệt rạch ròi dễ nhận ra. Trong Thơ mới, Thơ cũ đều có những bài hay, bài dở, bài hay ít, bài dở nhiều. Đó là khó khăn phức tạp nhất.

3. Tiêu chí nào được nêu để phân biệt thơ mới – thơ cũ?

Tiêu chí để phân biệt thơ mới – thơ cũ: phải nhìn vào đại thể.

4. Chú ý cách lập luận của tác giả.

– Luận điểm: Cái tôi và cái ta trong thơ mới và thơ cũ.

– Lí lẽ: Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nó giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau.

=> Đặt vấn đề rõ, gọn. Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.

5. Tình trạng “cái tôi” khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.

– Cái “tôi” xuất hiện bỡ ngỡ vì mang quan niệm cá nhân.

– Khi cái “tôi” xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!

6. Những biểu hiện khác nhau của “cái tôi” trong Thơ mới.

– Ngày một ngày hai nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá.

– Tâm hồn của thi nhân chỉ vừa thu xong khuôn khổ chữ “tôi”.

– Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.

– Làm cho thơ Việt Nam buồn và xôn xao, cùng lòng tự tôn, ta mất luân cả cái bình yên thời trước.

7. Ý nghĩa của “cái tôi” Thơ mới.

Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách: gửi cả vào tiếng Việt. “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ buồn vui với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Vì họ nghĩ “Tiếng Việt là tấm lụa xứng đã hứng vong hồn những thế hệ qua” và họ tin vào lời nói triết lí “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.

8. Chú ý cách sử dụng biện pháp tu từ trong lời văn nghị luận.

Sử dụng biện pháp điệp ngữ, so sánh đối chiếu ở cấp độ phù hợp, mang lại hiệu quả.

=> Một cách viết văn nghị luận văn chương dễ hiểu mà rất tài hoa, tinh tế, hấp dẫn.

* Sau khi đọc

Nội dung chính Một thời đại trong thi ca

Văn bản đã nêu một vấn đề quan trọng là đi tìm tinh thần Thơ mới. Tác giả đã đưa ra nguyên tắc nhận diện tinh thần Thơ mới: Không căn cứ vào cục bộ và bài dở, phải căn cứ vào đại thể và bài hay. Xác định tinh thần Thơ mới là chữ “tôi” trong Thơ mới đối lập với chữ “ta” trong thơ cũ và cho thấy bi kịch của cái Tôi trong Thơ mới. Cuối cùng chỉ ra sự vận động của cái “tôi” và việc giải quyết bi kịch thời đại của nó bằng cách gửi cả vào tình yêu tiếng Việt.

Câu 1 (trang 89 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Để làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

Trả lời:

Các luận điểm làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”:

– Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới.

– Tinh thần thơ mới: chữ tôi

– Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm sắp xếp theo trình tự logic: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.

Câu 2 (trang 89 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.

Câu 3 (trang 89 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Hãy nhận xét cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”).

Trả lời:

Cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”):

– Các nhà thơ mới trốn tránh hiện thực và thoát li hiện thực.

– Chủ đề được khai triển theo 2 phần chính: khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung.

– Điểm qua những gương mặt điển hình cũng như qua các lãnh địa riêng tiêu biểu của các nhà thơ mới qua một số nhà thơ tiêu biểu ta thấy được sự phân hóa đa dạng, bế tắc của ý thức cá nhân.

Câu 4 (trang 89 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận được Hoài Thanh thể hiện qua văn bản.

Trả lời:

Bằng chứng trong văn bản:

– Nhưng chính Xuân Diệu còn viết…

– Và một nhà thơ cũ tả cảnh thu lại có những câu nhí nhảnh và lả lơi…

– Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch…

– Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu…

– Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ…

– …

=> Hoài Thanh lấy dẫn chứng thực tế từ những nhà thơ mới đa dạng, cụ thể, giúp cho văn bản có sức thuyết phục cao hơn.

+ Khi tìm cái mới của thơ mới tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời thấu đáo, sâu sắc

+ Có cái nhìn thấu đáo về “cái tôi”, “cái ta” có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử.

Câu 5 (trang 89 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật:

– Điệp ngữ: Chưa bao giờ như bây giờ

– So sánh: Tinh thần nòi giống như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.

Giá trị đặc sắc: Làm cho lời văn nghị luận trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Giúp cho người đọc cảm nhận được tinh thần thơ mới và tình cảm của tác giả, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, lấy tinh thần nòi giống, tìm dĩ vãng chỗ dựa tinh thần.

Câu 6 (trang 89 Sách giáo khoa Văn11 Tập 1): Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.

Trả lời:

– Hiểu biết về phong trào Thơ mới: Theo Hoài Thanh, khái niệm thơ Mới phải được hiểu là mới cả về mặt nội dung và hình thức, mà trước hết là về nội dung, ông cũng cho rằng, thơ ca Việt Nam đi từ thời cổ điển sang hiện đại là đi từ chữ “ta” đến chữ “tôi” (Một thời đại trong thi ca). Ban đầu, thơ Mới được hiểu là thơ tự do nhưng đến chặng phát triển đỉnh cao của nó, khái niệm về thơ Mới được bổ sung và hoàn chỉnh. Thơ Mới là thơ ca phản ánh cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ với tất cả các cung bậc phong phú đa dạng, phức tạp của nó thông qua hình thức nghệ thuật có nhiều đổi mới, cách tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi người nghệ sĩ.

– Lối văn phê bình của Hoài Thanh:

+ Đặt vấn đề rõ, gọn.

+ Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm.

+ Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.

+ Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo khoa học.

* Kết nối đọc – viết

Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến này.

Đoạn văn tham khảo

Nhận xét về phong trào Thơ mới, Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, có nhiều cách biểu lộ lòng yêu nước…. Các nhà Thơ mới đành gửi lòng yêu nước thương nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Vì họ nghĩ rằng, tiếng Việt đã hứng vong hồn dân tộc những thế hệ qua. Vận mệnh dân tộc đã gắn bó với vận mệnh tiếng Việt. Họ dùng tiếng nói của dân tộc để sáng tác thơ, duy trì tiếng nói và các thể thơ mang hồn cốt dân tộc. Qua thơ, họ ngợi ca thiên nhiên đất nước, gửi gắm nỗi buồn mất nước. Qua thơ, các nhà Thơ mới đã phát triển, đổi mới ngôn từ, làm cho tiếng Việt trở nên rất phong phú, trong sáng, tinh tể, hiện đại. Trong khi văn học trung đại sáng tác văn học bằng chữ Hán, chữ Nôm (ảnh hưởng chữ Hán) và các thể thơ chủ yếu là Đường luật; thì các nhà Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt, chữ quốc ngữ, tôn vinh các thể thơ truyền thống như: thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ…Họ coi tiếng nói của cha ông là là hương hỏa quý giá, mang hồn thiêng dân tộc, nên đã trau chuốt từ ngữ, hình ảnh. Tình yêu tiếng Việt, yêu nghệ thuật thơ ca, yêu bản sắc văn hóa dân tộc của các nhà Thơ mới rất phong phú sâu sắc. Đó một biểu hiện tinh tế của tình yêu quê hương đất nước.

 

Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được  tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-11/