Tài liệu soạn bài Nguyên tiêuvăn12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Nguyên tiêu
* Trước khi đọc
Câu hỏi (trang 69 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Chia sẻ với các bạn trong lớp cảm nhận của bạn về một bài thơ/câu thơ hay của tác giả Hồ Chí Minh, trong đó có hình ảnh vầng trăng hoặc hình ảnh mùa xuân.
Trả lời:
Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn thư thái của Bác trong hoàn cảnh ngục tù. Trong bài thơ, Bác miêu tả cảnh trăng sáng rọi trên bầu trời và tạo nên một không gian yên bình và thanh thản. Mặc dù trong tình trạng ngục tù, nhưng Bác vẫn giữ được tinh thần lạc quan và mạnh mẽ. Bài thơ “Ngắm trăng” là một tác phẩm đẹp và ý nghĩa, thể hiện tình yêu và lòng biết ơn của Bác đối với thiên nhiên và cuộc sống.
* Trong khi đọc:
1. Tưởng tượng: Hãy hình dung không gian đêm rằm tháng Giêng.
Không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng
2. Theo dõi: Chú ý hình ảnh con thuyền chở trăng trong hai dòng thơ cuối
Hình ảnh trăng ngân đầy thuyền: sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: vẻ đẹp đêm trăng rằm tháng giêng ở Tây Bắc và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và phong thái ung dung, lạc quan của Bác
Câu 1 (trang 70 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Xác định bố cục của bài thơ.
Trả lời:
– Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1: Hai câu thơ đầu: Cảnh thiên nhiên trong đêm trăng.
+ Phần 2: Hai câu thơ sau: Con người cách mạng trong đêm trăng.
Câu 2 (trang 70 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Cho biết trong hai dòng thơ đầu:
a. Cảnh đêm nguyên tiêu được gợi tả với những nét đặc trưng nào?
b. Hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp trong nguyên tác có tác dụng như thế nào trong việc gợi tả những nét đặc trưng ấy?
Trả lời:
a. Cảnh đêm nguyên tiêu được gợi tả với những nét đặc trưng:
– Hình ảnh trăng: nguyệt chính viên – trăng đúng lúc tròn nhất
⇒ Gợi không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng
– Sức sống của mùa xuân: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên
⇒ Ba chữ xuân nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗ dậy và không ngừng chuyển động để lớn dần lên. Khung cảnh tràn đầy sức sống, sông, nước và bầu trời dường như đang giao hòa với nhau
⇒ Bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống
b. Trong nguyên tác sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, tác giả khắc hoạ hình ảnh thơ mang một màu sắc cổ điển mà bình dị, gần gũi, có kết hợp với vần, nhịp linh hoạt tạo cho câu thơ có nhạc điệu, sắc thái uyển chuyển.
Câu 3 (trang 70 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): So với hai dòng thơ đầu, bức tranh đêm nguyên tiêu ở hai dòng thơ cuối có gì khác biệt? Theo bạn, dòng thơ thứ ba Yên ba thâm xứ đàm quân sự (Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân) có vai trò gì trong việc tạo ra sự khác biệt đó?
Trả lời:
– Ở hai dòng thơ sau, xuất hiện hình ảnh con người trong đêm trăng ở chiến khu.
– Câu thơ: Yên ba thâm xứ đàm quân sự: Hoàn cảnh bấy giờ, công việc hoạt động cách mạng phải diễn ra một cách bí mật. Bác Hồ cùng với các chiến sĩ mới lựa chọn thời điểm đêm khuya để bàn bạc việc quân – một công việc hệ trọng của đất nước. Dù vậy, con người là chủ thể xuất hiện của bức tranh thiên nhiên. Trăng lúc này như đang dõi theo chiếc thuyền bàn việc quân trên sông nước, ánh trăng là biểu tượng cho hòa bình và cũng chính bởi vậy, khi hình ảnh ánh trăng chiếu sáng đầy thuyền cũng như thể hiện một khát vọng, lí tưởng soi đường cho cách mạng, mong ước kháng chiến thắng lợi của Bác để đưa nhân dân thoát khỏi lầm than, đưa đất nước thoát khỏi cảnh loạn lạc, xâm lăng.
Câu 4 (trang 70 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Bạn cảm nhận thế nào về hình ảnh con thuyền chở trăng ở dòng thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng)?
Trả lời:
Con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng trên vời sông nước mênh mông. ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ ẩn hiện sau màn sương khói. Trên chiếc thuyền hình ảnh thi sĩ – chiến sĩ hiện lên thật đẹp đẽ với bàn bạc việc quân trong đêm trăng, tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quyết chiến đấu giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
Câu 5 (trang 70 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn, phong thái của nhà thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ.
Trả lời:
Tâm hồn, phong thái của nhà thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ: tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Câu 6 (trang 70 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, thơ của tác giả Hồ Chí Minh thường có sự kết hợp giữa tính cổ điển và tính hiện đại. Bài thơ Nguyên tiêu có thể hiện sự kết hợp hai tính chất đó hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Bài thơ “Nguyên tiêu” của tác giả Hồ Chí Minh có sự kết hợp giữa tính cổ điển và hiện đại.
– Vẻ đẹp cổ điển:
+ Ngôn ngữ: Tiếng Hán. Thơ chữ Hán thường cô đọng, súc tích, ít lời nhiều ý.
+ Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt (bảy chữ bốn câu) – loại thơ cổ Đường thi này đòi hỏi người viết phải am hiểu sâu sắc và tinh tế mới đúc kết được tình ý trong câu chữ.. – + Đề tài: Đề tài mùa xuân là đề tài quen thuộc trong thi ca cổ.
+ Hình ảnh: trăng, trời, nước, khói sóng là những hình ảnh quen thuộc trong thơ ca cổ điển, giàu tính ước lệ, tượng trưng.
+ Bút pháp: chấm phá; tả cảnh ngụ tình. Trong cảnh rằm xuân đẹp đẽ, tâm hồn thi sĩ hiện lên khoáng đạt, tràn trề sức xuân.
+ Không gian: Chiều kích không gian khoáng đạt, mang không khí cổ điển…
+ Thời gian: Đêm khuya là thời gian nhiều nhà thơ cổ lấy làm thi hứng sáng tác. Đặc biệt là những đêm trăng thanh gió mát.
– Vẻ đẹp hiện đại:
+ Hình ảnh: Giữa dòng bàn bạc việc quân là hình ảnh của kháng chiến. Một hình ảnh mới mẻ không xuất hiện trong cổ thi.
+ Sự vận động của mạch thơ: Mạch thơ vận động hướng sáng, càng lúc càng sáng: ánh sáng của thiên nhiên lan tỏa rồi bừng lên ánh sáng của tâm hồn, của trí tuệ.
Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây: