Soạn bài Phỏng vấn ngắn | Cánh diều Ngữ văn 9

Tài liệu soạn bài Phỏng vấn ngắn Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Phỏng vấn ngắn | Cánh diều Ngữ văn 9

Soạn bài Phỏng vấn ngắn

1. Định hướng

1.1. Phỏng vấn ngắn là hình thức hỏi đáp nhanh về một nội dung cụ thể. Mục đích phỏng vấn ngắn là để tiếp nhận kịp thời thông tin về một vấn đề nào đó. Tính ngắn gọn thể hiện ở nội dung đơn giản, số lượng câu hỏi và lời đáp không nhiều. Người hỏi nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và người trả lời cũng nói ngắn gọn, tập trung vào ý được hỏi.

Sau đây là một số tình huống có thể tiến hành phỏng vấn ngắn:

– Lớp chuẩn bị tổ chức tham quan một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, em hãy phỏng vấn ngắn thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm hoặc một sinh (lớp trưởng hoặc học sinh khác) trước buổi đi tham quan tập thể này.

– Em hãy đóng vai phóng viên để phỏng vấn một giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về một di sản đang bị xuống cấp ở địa phương.

– Nếu đi thăm di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc khu di tích Ăng-co (Cam-pu-chia), em sẽ hỏi người hướng dẫn du lịch những gì?

1.2. Để thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn, các em cần lưu ý:

– Chuẩn bị:

+ Xác định nội dung và đối tượng phỏng vấn: Hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai?

+ Cách thức: Hỏi như thế nào, bằng cách nào?

– Tiến hành phỏng vấn:

+ Cần chú ý chủ động, linh hoạt trong khi phỏng vấn. Chuẩn bị hỏi và trả lời những nội dung phát sinh trong khi phỏng vấn.

+ Người phỏng ván và người trả lời phỏng vấn cần có thái độ nghiêm túc, lịch sự, kiên nhẫn; cần hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng…

+ Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn phải cảm ơn người trả lời phỏng vấn.

– Biết cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn theo một trình tự và tạo được sự hấp dẫn.

– Có tác phong và thái độ phù hợp với bối cảnh, đối tượng người nghe.

2. Thực hành

Bài tập (trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chọn một trong hai tình huống sau để xâu dựng một số câu hỏi và thực hành cuộc phỏng vấn ngắn:

(1) Lớp chuẩn bị tổ chức tham quan một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, em hãy phỏng vấn ngắn thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm hoặc một học sinh (lớp trưởng hoặc học sinh khác) trước buổi đi tham quan tập thể này.

(2) Em hãy đóng vai phóng viên để phỏng vấn một giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về một di sản đang bị xuống cấp ở địa phương.

a) Chuẩn bị (ví dụ với tình huống 2)

Xem lại nội dung đã học về các di tích lịch sử (Bài 8): dựa vào dàn ý đã làm ở phần Viết để chuẩn bị nội dung bài phỏng vấn.

b) Xây dựng một số câu hỏi và nội dung trả lời phỏng vấn. Ví dụ:

– Di tích lịch sử này có từ bao giờ và có giá trị gì nổi bật?

=> Hồ Hoàn Kiếm, tức hồ Gươm – dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Tên hồ gắn với truyền thuyết về Lê Lợi – Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi, một hôm, vua Lê Thái Tổ chơi thuyền trên hồ, bỗng thấy một con rùa lớn nổi lên mặt nước đòi lại gươm báu. Ngài rút gươm trả và rùa thần ngậm lấy gươm lặn xuống nước. Từ đó, hồ có tên gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Được ví như “viên ngọc quý” của Thủ đô, hồ Gươm không chỉ ẩn chứa trong mình các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với sự hình thành Thăng Long-Hà Nội mà nơi này còn là một không gian cảnh quan đẹp. Hồ Gươm (còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) là niềm tự hào của lớp lớp người Hà Nội, là điểm dừng chân không thể thiếu của du khách khi đến thăm Thủ đô.

– Hiện nay nó đang bị xuống cấp như thế nào?

=> Vệ sinh môi trường nơi này vẫn là vấn đề đáng nói khi lượng rác xả ra nhiều; không được dọn dẹp kịp thời; tình trạng đá bóng gây hư hại các vật kiến trúc vườn hoa và các công trình kiến trúc khác; tình trạng viết, vẽ vô thức trên tường tháp Hòa Phong, tháp Bút vẫn diễn ra và chất lượng nước, các loại thủy sinh, động vật trong lòng hồ Hoàn Kiếm vẫn chưa được nghiên cứu để có biện pháp bảo tồn, bảo dưỡng.

– Những nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng xuống cấp này?

=> Do con người gây ra. Chính những người dân không ý thức, vứt rác bừa bãi xuống hồ và Nhà nước không có biện pháp làm sạch hồ thường xuyên.

– Cần phải làm gì để khắc phục tình trạng xuống cấp của di sản?

=> Rác thải cần được thu dọn ở Hồ Gươm còn có vỏ bánh kẹo, vỏ hộp sữa, túi ni lông…; nạo vét bùn, loại bỏ phế thải dưới lòng hồ; Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường xung quanh hồ.

Từ các câu hỏi trên, phác thảo một số nội dung trả lời.

c) Thực hành phỏng vấn

Người phỏng vấn nêu câu hỏi với người đuọc phỏng vấn. Câu hỏi dựa vào gợi ý của sách giáo khoa, có thể bổ sung thêm hoặc bớt câu hỏi trong khi phỏng vấn. Người trả lời dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và làm trên lớp để trả lời phỏng vấn

* Bài nói tham khảo:

(1) Lớp chuẩn bị tổ chức tham quan một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh, em hãy phỏng vấn ngắn thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm hoặc một sinh (lớp trưởng hoặc học sinh khác) trước buổi đi tham quan tập thể này.

– Tôi (người phỏng vấn): Chào lớp trưởng! Lớp mình đang chuẩn bị cho chuyến tham quan trải nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, tâm trạng của bạn như thế nào?

– Lớp trưởng: Chào bạn! Tôi rất vui và háo hức mong chờ chuyến tham quan này.

– Tôi: Bạn có thể chia sẻ với tôi những điều bạn đã tìn hiểu được về di tích này không?

– Lớp trưởng: Khu di tích này nằm ở địa chỉ 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội. Khu di tích bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo: Kỳ Đài hay còn được gọi là Cột cờ Hà Nội; Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng thành; Điện Kính Thiên; Hậu Lâu, hay còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu; Chính Bắc Môn, hay Cửa Bắc.

– Tôi: Ồ, bạn tìm hiểu khá nhiều đó nhỉ. Vậy, để chuyến tham quan đạt hiệu quả tốt nhất, theo bạn chúng mình phải chuẩn bị những gì?

– Lớp trưởng: Các bạn cần mặc đồng phục của nhà trường, đi giày thể thao vì chubfs ta phải di chuyển nhiều, có mũ hoặc ô, nhưng theo tôi chúng ta nên chuẩn bị mũ cho tiện, chuẩn bị nước uống, và đặc biệt khi đi thăm quan các bạn phải chú ý đi theo đoàn và lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh để biết thêm nhiều kiến thức hơn.

– Tôi: Cảm ơn bạn nhiều. Tôi hi vọng buổi tham quan trải nghiệm của chúng ta thật vui vẻ và bổ ích.

(2) Em hãy đóng vai phóng viên để phỏng vấn một giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về một di sản đang bị xuống cấp ở địa phương.

– Phóng viên: Xin chào đồng chí Giám đốc. Xin đồng chí cho biết Hồ Gươm có những giá trị gì với người dân thủ đồ và cả nước.

– Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Được ví như “viên ngọc quý” của Thủ đô, hồ Gươm không chỉ ẩn chứa trong mình các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với sự hình thành Thăng Long-Hà Nội mà nơi này còn là một không gian cảnh quan đẹp. Hồ Gươm (còn gọi là hồ Hoàn Kiếm) là niềm tự hào của lớp lớp người Hà Nội, là điểm dừng chân không thể thiếu của du khách khi đến thăm Thủ đô.

– Phóng viên: Theo như những du khách đến với hồ Gươm thì hiện nay di tích này đang bị xuống cấp. Vậy, UBND TP Hà Nội và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có nắm được điều này?

– Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Chúng tôi đã nắm được và theo sát vấn đề này.

– Phóng viên: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có sự đánh giá như thế nào về tình trạng xuống cấp này?

– Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Vệ sinh môi trường nơi này vẫn là vấn đề đáng nói khi lượng rác xả ra nhiều; không được dọn dẹp kịp thời; tình trạng đá bóng gây hư hại các vật kiến trúc vườn hoa và các công trình kiến trúc khác; tình trạng viết, vẽ vô thức trên tường tháp Hòa Phong, tháp Bút vẫn diễn ra và chất lượng nước, các loại thủy sinh, động vật trong lòng hồ Hoàn Kiếm vẫn chưa được nghiên cứu để có biện pháp bảo tồn, bảo dưỡng.

– Phóng viên: Vậy Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đưa ra được những biện pháp gì để khắc phục tình trạng trên?

– Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Để bảo vệ môi trường xung quanh hồ Gươm, chúng tôi đã cho các công nhân vệ sinh thường xuyên thu gom rác trên bờ lẫn dưới lòng hồ; đặt các thùng rác xung quanh hồ để người dân và du khách có thể bỏ rác đúng nơi quy định; tiến hành xử lí nguồn nước thải, nạo vét lòng hồ; có những khẩu hiệu bảo vệ môi trường xung quanh hồ để nâng cao ý thức người dân. Tôi hi vọng với những biện pháp mà Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa ra, vấn đề môi trường ở hồ Gươm sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới.

– Phóng viên: Vâng, tôi cũng mong rằng Hồ Gươm sẽ luôn là điểm đến thú vị không chỉ với người dân thủ đô mà còn với du khách trong và ngoài nước. Xin trân trọng cảm ơn ông!

d) Kiểm tra, chỉnh sửa

Đối chiếu với các yêu cầu phỏng vấn ngắn nêu trong mục 1. Định hướng và các câu hỏi đã nêu ở phần thực hành phỏng vấn để kiểm tra, chỉnh sửa.

– Người phỏng vấn:

+ Câu hỏi có đúng trọng tâm, ngắn gọn và rõ ràng không?

+ Tác phong, thái độ, ngôn ngữ đã lịch sự, phù hợp với bối cảnh phỏng vấn chưa?

– Người trả lời phỏng vấn:

+ Nội dung trả lời đã đầy đủ thông tin chính, ngắn gọn và sáng rõ chưa?

+ Tác phong và thái độ trả lời có tự tin, vui vẻ, nhã nhặn, lịch sự,… không?

Nội dung trên thuộc danh mục tài liệu soạn văn 9. Các bạn có thể tham khảo bài soạn khác tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-9/