Tài liệu soạn bài San-va-đo Đa-li và Sự dai dẳng của kí ức Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài San-va-đo Đa-li và Sự dai dẳng của kí ức
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản đã diễn giải các chi tiết (không khí, phong cảnh, sinh vật…) trong bức tranh Sự dai dẳng của kí ức.
Câu 1 (trang 12 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nào trong bức tranh Sự dai dẳng của kí ức? Đặc trưng và ý nghĩa của các chi tiết đó là gì?
Trả lời:
Văn bản đề cập đến những chi tiết:
+ Không khí trong tranh
+ Phong cảnh bờ biển đá phía xa xa
+ Sinh vật kì quặc, ẻo lả nằm vắt qua tảng đá hoặc gờ đá.
+ Ba chiếc đồng hồ tan chảy đều chỉ giờ khác nhau.
+ Lũ kiến bâu trên một chiếc đồng hồ quả quýt bằng kim loại
+ Một cây ô-liu có vẻ cằn cỗi, chỉ còn một cành và không có lá
Câu 2 (trang 13 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Sự liên kết giữa những hình ảnh hoàn toàn khác biệt, cách xa với nhau trong cùng một không gian tranh cho thấy điều gì về những ám ảnh vô thức trong tâm hồn của tác giả? Liên hệ với tiêu đề bức tranh, bạn có suy nghĩ gì về thế giới tâm hồn của Đa-li?
Trả lời:
– Sự liên kết giữa những hình ảnh hoàn toàn khác biệt, cách xa với nhau trong cùng một không gian tranh cho thấy tâm hồn tác giả như một giấc mơ, một thế giới đầy ảo giác.
– Liên hệ với tiêu đề bức tranh, ta thấy được thế giới tâm hồn Đa-li: vô cùng phong phú, tầm nhìn không giới hạn.
Câu 3 (trang 13 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Tìm một bức tranh hoặc tác phẩm văn học cùng đề tài về kí ức, chẳng hạn bài Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm (Ngữ văn 10, bộ sách Chân trời sáng tạo) hoặc bài Thời gian của Văn Cao (Ngữ văn 11, bộ sách Chân trời sáng tạo). So sánh cách sử dụng các hình ảnh trong tác phẩm đó với bức tranh Sự dai dẳng của kí ức.
Trả lời:
– Bài Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm nói về nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình về tuổi học trò đã qua. Hình ảnh gắn liền với tuổi học trò hoa súng tím, chùm phượng hồng, tiếng ve:
+ Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say: trong đôi mắt của nhân vật trữ tình, bông hoa súng mang đến cảm giác say đắm, thích thú.
+ Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay: hoa phượng nở báo hiệu một năm học chuẩn bị kết thúc. Gợi ra cảm giác bồi hồi, nhớ thương một thời yêu dấu đã qua.
+ Tiếng ve: âm thanh đặc trưng của mùa hạ, cũng là mùa chia tay mái trường, thầy cô. Biện pháp nhân hóa con ve tiên tri vô tâm báo trước đã cho thấy sự bàng hoàng, tiếc nuối đến ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình.
→ Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đang trôi về mùa hè năm ấy, về lần đầu mình biết yêu. Tác giả đã bày tỏ nỗi nhớ thương da diết và niềm khắc khoải khi nhớ về trường xưa, thầy cô, bạn cũ; đồng thời, khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm tươi đẹp, trong sáng, hồn nhiên thuở học trò.
– Bức tranh Sự dai dẳng của kí ức của Đa-li mở ra trên nền phong cảnh đầy bất an và lạnh lẽo, phía xa là bờ biển và một hòn đảo hoang vu, những chiếc đồng hồ rũ rượi. Chiếc thì vắt trên cành cây giả tưởng mọc lên từ bàn tiệc khô khan; trên đó một chiếc đồng hồ đang tan chảy xuống. Chiếc thì vắt trên khuôn mặt nhìn nghiêng nhắm nghiền đầy mê hoặc trượt lướt trên một tảng đá. Một giấc mơ siêu thực hiện ra đầy ám ảnh. Phạm trù thời gian ở đây như thấm đẫm thuyết “Tương đối” để trở nên tương thích với tâm trạng.
—
Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây: