Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 10 tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn 7

Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 10 tập 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 10 tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 10 tập 2 

Câu 1 trang 10 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau:

a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

(An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)

b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng.

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)

Trả lời:

a, Thành ngữ: Ba chân bốn cẳng: Cuống cuồng, vội vã, nhanh chóng.

b, Thành ngữ: Chuyển núi dời sông: Việc cần thực hiện rất khó khăn, gian khổ.

Câu 2 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương, rồi rút ra nhận xét:

a. Thành ra có bao nhiêu gõ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.

(Đẽo cày giữa đường)

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám, việc gì cũng phải làm.

(Vua chích chòe)

Trả lời:

a, Thành ngữ: đi đời nhà ma -> thay: mất

-> Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hế và biết bao nhiêu vốn liếng mất sạch.

-> Câu sử dụng thành ngữ bóng bẩy, giàu liên tưởng hơn là câu sử dụng từ ngữ thông thường.

b, Thành ngữ: Thượng vàng hạ cám -> Thay: tất cả

-> Giờ đây công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì tất cả, việc gì cũng phải làm.

-> Câu sử dụng thành ngữ bóng bẩy, giàu liên tưởng hơn là câu sử dụng từ ngữ thông thường.

Câu 3 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở hai trường hợp sau:

a. Anh làm việc này chắc nhiều người góp cho những ý kiến hay. Khác gì đẽo cày giữa đường.

b. Chín người mười ý, tôi biết nghe theo ai bây giờ? Thật là đẽo cày giữa đường.

Trả lời:

Cả hai câu đều sử dụng thành ngữ để cho câu bóng bẩy, giàu liên tưởng. Tuy nhiên xét theo ngữ cảnh thì câu a sử dụng thành ngữ sẽ phù hợp hơn với ý nghĩa biểu thị của thành ngữ (đẽo cày giữa đường: những con người bị động, thiếu chủ ý,…)

Câu 4 trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong các thành ngữ sau:

a. Học một biết mười

b. Học hay, cày biết

c. Mở mày mở mặt

d. Mở cở trong bụng

Trả lời:

a, Những con người thông mình thường học một biết mười

b, Mỗi chúng ta cần học hay, cày biết để ngày càng hoàn thiện bản thân.

c, Lan được toàn thành phố tuyên dương vì đạt giải quốc gia khiến cho bố mẹ mở mày mở mặt.

d, Cuối tuần, tôi được đi sang Mỹ du lịch, khi nghe tin, tôi vui như mở cờ trong bụng.

Nội dung trên thuộc soạn văn 7. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-7/