Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 – Cánh diều Văn 6

Tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 16 môn văn 6 gồm 3 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa văn 6 Tập 2 bộ sách Cánh diều.

 

Thực hành tiếng Việt trang 16

Câu 1 trang 16 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: từ ghép, từ láy.

Mẫm bóng, hủn hoắn, lợi hại, phành phạch, giòn giã

Trả lời:

– Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại

– Từ láy: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã

Câu 2 trang 16 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Các từ mẫm bóng, hủn hoắn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua các từ đó, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dễ Mèn?

Trả lời:

– Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn đã giúp em hình dung về ngoại hình của Dế Mèn, chú có đôi càng mập mạp khỏe khoắn, còn đôi cánh trước đây chỉ ngắn ngủn thì bây giờ đã dài đến chấm đuôi.

– Qua các từ ngữ đó ta thấy sự trưởng thành về ngoại hình của Dế Mèn.

Câu 3 trang 16 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Các thành ngữ “chết ngay đuôi, vái cả sáu tay” mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì khác những thành ngữ đã có sẵn như “chết thẳng cẳng, vái cả hai tay”? Theo em, thành ngữ nào phù hợp hơn đề nói về loài dế?

Trả lời:

  • Thành ngữ chết ngay đuôi, vái cả sáu tay “ sử dụng các bộ phận đuôi và 6 tay thay vì các bộ phận cẳng và 2 tay ở thành ngữ “chết thẳng cẳng, vái cả hai tay”
  • Thành ngữ “chết ngay đuôi, vái cả sáu tay “  phù hợp hơn với loài dễ, vì loài dế khác với con người, đặc tính của chúng là có đuôi và có 6 chân

Câu 4 trang 16 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b) Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán điêm)

Trả lời:

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

b. Những gã xốc nổi

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

Câu 5 trang 16 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh tử làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Trả lời:

Thành phần trước Thành phần trung tâm Thành phần sau
những cái vuốt ở chân, ở khoeo
những xốc nổi
hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành cây xanh tươi
rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

Câu 6 trang 16 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Viết một đoạn văn ngăn (khoảng 5 — 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cả vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng em đặc biệt ấn tượng với nhân vật ông lão đánh cá. Người đàn ông già nua, nghèo khổ nhưng rất tốt bụng và thật thà. Hằng ngày phải ra biển để đánh cá. Cuộc sống thật khó khăn vất vả, ấy vậy mà ông còn phải sống cạnh người vợ tham lam vật chất, độc ác và vô cùng bội bạc. Mụ ta bắt ông lão phải đi xin con cá vàng để thỏa lòng tham của mình, ông lão vì sợ hãi nên vẫn phải ra đi. Cuối cùng, kết cục xứng đáng để đến với người vợ tham lam kia bà ta phải quay lại với cái máng lợn cũ và cuộc sống nghèo khổ.

– Câu văn có chứa CN là cụm từ (cụm danh từ): Người đàn ông già nua, nghèo khổ nhưng rất tốt bụng và thật thà.

Nội dung trên thuộc soạn văn 6. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-6/