Tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 mônvăn6 gồm 2 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa văn 6 Tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Thực hành tiếng Việt trang 92
Từ đồng âm và từ đa nghĩa
Câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Các từ bóng đồng âm với nhau:
a. bóng: vùng không được ánh sáng chiếu tới do bị một vật che khuất, hoặc hình phản chiếu của vật ấy trên nền.
b. bóng: (bề mặt) nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.
c. bóng: quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao
Câu 2 trang 92, 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
a. Đường (1): khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.
Đường (2): chất kết tinh có vị ngọt, được chế từ mía hoặc củ cải đường.
→ Từ đồng âm.
b. Đồng (1): khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt,…
Đồng (2): đơn vị tiền tệ
→ Từ đồng âm.
Câu 3 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
Cả ba trường hợp đều liên quan tới nhau vì cũng chỉ đồ vật có thân hình cầu.
Câu 4 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
a. Cổ: bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân.
b. Cổ: chỗ eo lại ở gần phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng.
c. Cổ: thuộc về thời xa xưa, trong quan hệ với thời nay.
→ Cổ (a, c) đồng âm, cổ (a, b) đa nghĩa.
Câu 5 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1:
– Nặng trong câu ca dao: có tình cảm gắn bó, không dễ dứt bỏ được.
– VD nặng nghĩa khác:
+ Mi mắt nặng trĩu vì buồn ngủ.
+ Bao gạo này nặng quá.
+ Lần này cậu sẽ bị phạt thật nặng.
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 6. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: