Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài | Cánh diều Ngữ văn 7

Tài liệu soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dàivăn7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài | Cánh diều Ngữ văn 7

Soạn bài Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài

Câu hỏi trang 86 SGK Ngữ văn 7 tập 2: a) Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài là chuyển nội dung văn bản gốc thành các bản tóm tắt có độ dài khác nhau.

b) Muốn tóm tắt một văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài, cần chú ý:

– Đọc kĩ văn bản gốc cần tóm tắt

– Ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn (thường nêu khái quát ở phần mở đầu hoặc tên các tiểu mục), ý nhỏ (triển khai làm cho rõ ý hơn), các bằng chứng, ví dụ minh họa…

– Tùy theo yêu cầu tóm tắt (dài, ngắn bao nhiêu) để lựa chọn, sắp xếp các ý và lời văn của văn bản tóm tắt.

Thực hành

Câu hỏi trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Trả lời:

Dàn ý:

1. Mở đầu

Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.

2. Nội dung chính

– Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc:

+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính

+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã,… sử dụng thuyền vận chuyển

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển

– Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên:

+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa,… vào việc vận chuyển

+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc

3. Kết thúc

Phần cuối văn bản là tên các tài liệu tham khảo

Bài tham khảo:

Đoạn 5-6 dòng:

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Đoạn 10-12 dòng:

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vậy, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H’mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Nội dung trên thuộc soạn văn 7. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-7/