Tài liệu soạn bài Tổng kết tiếng Việt Ngữ văn lớp 12 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Tổng kết tiếng Việt
II. Tổng kết về Tiếng Việt
1. Từ ngữ Tiếng Việt
Câu 1 (trang 124 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Lập bảng tổng kết về cách giải thích nghĩa của từ; tìm cho mỗi cách giải thích ít nhất một ví dụ minh họa.
Trả lời:
Cách giải thích nghĩa của từ | Ví dụ |
Nêu khái niệm mà từ biểu thị | Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo. |
Giải thích trực quan | Giải thích nghĩa của từ đàn tính bằng hình ảnh cây đàn thật |
Đặt từ cần giải thích vào một câu cụ thể | – Mũi có hai nghĩa:
+ Mũi cậu đẹp quá ! ( mũi người) + Yêu lắm mũi Cà Mau quê em (vùng đất nhô ra) |
Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa | – Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.
– Tích cực: trái nghĩa với tiêu cực. |
Giải nghĩa các thành tố tạo nên từ | Xe ngựa là “xe do ngựa kéo” |
Câu 2 (trang 124 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Tìm và nêu cách sửa một số lỗi dùng từ trong sách báo (sách báo in hoặc điện tử)
Trả lời:
– “Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thuỷ văn TƯ…” (Báo Hà nội mới, ngày 16/6/2015).
+ Lỗi dùng từ: Viết tắt
+ Sửa lỗi: Trung ương phải viết tắt là TW (như trong các văn kiện Đảng) hoặc T.Ư (có dấu chấm ở giữa).
– “Dù lớn lên trong một gia đình tri thức, giàu có nhưng Thủy Top chưa bao giờ lấy điều đó để khoe khoang”.
+ Lỗi dùng từ: Lỗi dùng từ sai
+ Sửa lỗi: Trí thức có nghĩa khác tri thức. Trường hợp này phải dùng từ “gia đình trí thức” mới đúng.
2. Ngữ pháp tiếng Việt
Câu hỏi (trang 124 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Lập bảng tổng kết các lỗi thường gặp về câu, tìm mỗi loại lỗi một ví dụ minh họa.
Trả lời:
Lỗi thường gặp về câu | Ví dụ |
Lỗi trật tự từ | Lớp em rất có nhiều bạn không những học giỏi mà còn chơi thể thao giỏi |
Lỗi thành phần câu | Với tác phẩm này đã thể hiện tài năng của một cây bút truyện ngắn bậc thầy |
Lỗi lô gích | Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được vô số con cá chép, thật phí công |
Lỗi đặt câu mơ hồ | Đây là dung dịch độc nhất |
3. Hoạt động giao tiếp
Câu 1 (trang 126 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Lập bảng tổng kết các biện pháp tu từ đã học ở cấp Trung học phổ thông.
Trả lời:
Loại biện pháp tu từ | Tên biện pháp tu từ |
Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa | Nói mỉa |
Nghịch ngữ | |
Các biện pháp tu từ cú pháp | Liệt kê |
Chêm xen | |
Lặp cấu trúc | |
Đối |
Câu 2 (trang 126 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nêu một ví dụ về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong tác phẩm văn học mà em đã đọc. Phân tích tác dụng của cách diễn đạt ấy.
Trả lời:
– Ví dụ trong bài Tràng Giang của Huy Cận
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
– Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường: ở từ “sâu chót vót”
– Tác dụng: Chót vót là từ láy vốn chỉ được sử dụng để diễn tả độ cao, trong câu thơ của Huy Cận, nó lại đi với chiều sâu. Không gian được mở rộng đến hai lần: có cả chiều cao từ mặt nước lên bầu trời và cả chiều sâu tức bầu trời dưới đáy sông sâu. Giữa không gian rộng lớn đó, con người càng trở nên bé nhỏ, cô đơn hơn khi nào hết.
Câu 3 (trang 126 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Nêu một ví dụ về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.
Trả lời:
Trích dẫn không trung thực ý tưởng, lời văn của tác phẩm; mạo danh tác giả hoặc tự ý công bố tác phẩm của người khác, sử dụng tác phẩm của người khác để thu lợi,…
4. Sự phát triển của ngôn ngữ
Câu 1 (trang 127 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Sử dụng đồ hoạ hoặc sơ đồ tư duy, bảng biểu,… để tóm tắt các đặc điểm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Trả lời:
– Ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói:
Phương diện | Ngôn Ngữ Nói | Ngôn Ngữ Viết |
Tình huống giao tiếp | Giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe | Giao tiếp giữa người viết và người đọc |
Phương tiện ngôn ngữ | Âm thanh | Chữ viết |
Phương tiện hỗ trợ | – Ngữ điệu
– Nét mặt, ánh mắt – Cử chỉ, điệu bộ |
– Dấu câu
– Hình ảnh minh họa – Sơ đồ, bảng biểu |
Đặc điểm câu từ | – Từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, có tính biểu cảm cao
– Câu: Các kiểu câu đa dạng |
– Từ ngữ trau chuốt, hoàn chỉnh
– Hạn chế dùng câu tỉnh lược và câu đặc biệt |
– Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật:
Phương diện | Ngôn ngữ trang trọng | Ngôn ngữ thân mật |
Phạm vi sử dụng | Sử dụng trong giao tiếp chính thức | Sử dụng trong phạm vi sinh hoạt hằng ngày |
Đặc điểm câu từ | Chuẩn mực về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp với nghĩa chính thồng | – Từ ngữ với sắc thái gần gũi
– Kiểu câu đa dạng |
– Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:
Loại phương tiện | Phương tiện cụ thể |
Tín hiệu của cơ thể | ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ,… |
Tín hiệu hình khối | kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị, hình vẽ, tranh, ảnh, màu sắc,…. |
Tín hiệu âm thanh | tiếng kêu, tiếng gõ,… |
Câu 2 (trang 127 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.
Trả lời:
Trong thời đại hội nhập ngày nay, khi các nguồn thông tin trở nên gắn kết và hòa nhập, đặt ra vấn đề về bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng vậy, đây là một yêu cầu quan trọng, cần được thực hiện ngay trong chính đời sống thường ngày. Giữ gìn tiếng Việt là bảo vệ sự trong sáng và giàu có của tiếng Việt. Bên cạnh việc giữ gìn là vấn đề phát triển tiếng Việt, chúng ta cần không ngừng mở rộng vốn từ, khả năng diễn đạt của tiếng Việt, nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại. Đây là hai nhiệm vụ cần song song thực hiện và chú trọng bởi lẽ giữ gìn và phát triển tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc bảo toàn các giá trị văn hoá truyền thống và nâng cao vị thế dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng mở rộng. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển tiếng Việt, cập nhật ngôn ngữ nhanh chóng để đưa đến sự phát triển của đất nước, chúng ta cũng cần bảo tồn và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt – tài sản vô cùng lâu đời và quý báu mà cha ông đã để lại cho chúng ta.