Tài liệu soạn bài Trái tim Đan-kô Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Trái tim Đan-kô
Câu 1 trang 82 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Tóm tắt các sự kiện chính trong đoạn trích
Trả lời:
Tóm tắt các sự kiện chính:
– Những người trong bộ lạc kết tội Đan-kô và muốn trừng phạt anh khi dẫn họ vào rừng sâu
– Đan-kô xé lồng ngực, lấy ánh sáng trái tim soi cho đoàn người thoát khỏi khu rừng
– Cảm nhận của nhân vật tôi về Đan-kô sau câu chuyện của bà lão I-dec-ghin
Câu 2 trang 82 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Cách dùng dấu ngoặc kép trong văn bản trên cho thấy sự kết hợp lời kể khác nhau của hai người kể chuyện. Hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
TT |
Từ câu…đến câu… |
Là lời kể của… |
Ngôi kể thứ… |
1 |
Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,…=> chỉ chờ trong giây lát. |
|
|
2 |
“Đan-kô dẫn họ đi.” => “Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,…” |
|
|
3 |
Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích đẹp tuyệt của mình… => … trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách |
|
|
Sự thay đổi trong cách kể chuyện như trên có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Trả lời:
TT |
Từ câu…đến câu… |
Là lời kể của… |
Ngôi kể thứ… |
1 |
Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,…-> chỉ chờ trong giây lát. |
Nhân vật xưng “tôi” |
Ngôi thứ nhất |
2 |
“Đan-kô dẫn họ đi.” -> “Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,…” |
Người kể chuyện là nhân vật “bà lão” |
Ngôi thứ ba |
3 |
Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích đẹp tuyệt của mình… |
Nhân vật xưng “tôi” |
Ngôi thứ nhất |
*Sự thay đổi trong cách kể chuyện như trên có tác dụng trong việc thể hiện nội dung câu chuyện là:
– Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện: câu chuyện nhân vật tôi kể về bà lão I-dec-ghin và câu chuyện về Đan-kô mà bà lão I-dec-ghin kể cho nhân vật tôi nghe
– Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về Đan-kô
– Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới: thế giới thực tại là câu chuyện của bà lão và nhân vật tôi; thế giới huyền ảo, tưởng tượng là câu chuyện về Đan-kô
Câu 3 trang 82 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Hãy chỉ ra sự khác biệt về cách sử dụng yếu tố tưởng tượng trong các văn bản truyện khoa học viễn tưởng mà em đã học và văn bản Trái tim Đan-kô.
Trả lời:
Yếu tố |
Văn bản truyện khoa học viễn tưởng Dòng “Sông đen” và Xưởng Sô-cô-la |
Văn bản Trái tim Đan-kô |
Không gian |
Không gian đáy biển nhà máy sản xuất kẹo sô-cô-la với dòng sông sô-cô-la khổng lồ. Đây là không gian mang tính giả định nhưng vẫn có sự gắn kết với cuộc sống con người (đại dương, nhà máy sản xuất) |
Không gian rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc. Đây là không gian chỉ tồn tại trong câu chuyện, không gắn liền với cuộc sống thực của con người trong thời điểm câu chuyện diễn ra |
Thời gian |
Xác định, rõ ràng, cụ thể về ngày tháng và diễn biến các sự kiện |
Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương của huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão I-den-ghin |
Nhân vật |
– Điểm chung của hai văn bản Dòng “Sông Đen” và Xưởng sô-cô-la là sự xuất hiên của kiểu nhân vật đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng: nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ. Bằng trí tưởng tượng, nhà văn đã xây dựng nên những nhân vật có khả năng tạo nên điều kì diệu, khác thường: Nê-mô tạo ra tàu ngầm Nau-ti-lơtx, ông Quơn-cơ tạo ra nhà máy sô-cô-la – Tuy nhiên, sự sáng tạo của hai nhân vật này vẫn dựa trên nền tảng là sự phát triển của khoa học công nghệ ở thời điểm mà câu chuyện ra đời – Văn bản Xưởng sô-cô-la có sự xuất hiện nhân vật người tí hon, cũng là kiểu nhân vật của truyện khoa học viễn tưởng |
– Người anh hùng Đan-kô là nhân vật được xây dựng từ trí tưởng tượng. Tuy chi tiết “ánh lửa trên thảo nguyên trước cơn giông” được nhắc đến để giải thích cho ánh lửa của trái tim Đan-kô nhưng nó vẫn là chi tiết hoang đường, huyền ảo, không có sự gắn kết với những bằng chứng khoa học trong thực tế. – Nhân vật kể chuyện trong văn bản này cũng có sự thay đổi giữa hai ngôi kể nhằm tách bạch hai thế giới: thực tại và huyền thoại |
Chi tiết/ hình ảnh |
Những hình ảnh trong văn bản truyện khoa học viễn tưởng như: con tàu Nau-ti-lơtx, đáy biển, lòng sông và con thác sô-cô-la, cỏ, hoa vừa trông làm cảnh vừa ăn được, người tí hon,… là những hình ảnh mang tính giả tưởng nhưng nó vẫn dựa trên hình ảnh thực tế của khoa học, kĩ thuật thời hiện đại (tàu ngầm, xưởng sản xuất) và có khả năng sẽ được hiện thực hóa trong tương lai |
Những hình ảnh: Đan-kô xé toang lồng ngực, Đan-kô lấy trái tim ra soi đường, trái tim cháy sáng như ánh đuốc, trái tim vẫn cháy khi Đan-kô gục chết, trái tim bị giẫm lên vẫn bừng ánh lửa,… là hình ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng, không dựa trên yếu tố khoa học kĩ thuật, càng không có khả năng biến thành hiện thực trong tương lai |
Nội dung chính Trái tim Đan-kô
Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người.
Bài học: Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương. |
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 7. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: