Tài liệu soạn bài Tri thức ngữ văn trang 100 tập 2văn8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 100 tập 2
1. Thơ trào phúng
– Thơ trào phúng là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. Tiếng cười trong thơ trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, châm biếm, đả kích nhưng không phải bao giờ cũng rạch ròi mà chuyển hoá linh hoạt từ cung bậc này sang cung bậc khác. Các bài thơ trào phúng có thể được viết bằng những thể thơ khác nhau: thơ cách luật (tử tuyệt, thất ngôn bát cú…) và thơ tự do.
– Thủ pháp trào phúng: Tiếng cười trong thơ trào phúng thường được tạo ra bằng các thủ pháp: phóng đại, ẩn dụ, giễu nhại, lối nói nghịch lí…
Ví dụ: Trần Tế Xương đã sử dụng thủ pháp nói giễu để miêu tả quang cảnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu như sau:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Vảy là quét đất mụ đầm ra.
(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)
2. Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
– Sắc thái nghĩa là phần nghĩa bổ sung bên cạnh phần nghĩa cơ bản của từ ngữ. Sắc thái nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá, nhận định… của người nói, người viết, chẳng hạn như sắc thái trang trọng, thân mật, coi khinh…
Ví dụ: Mặc dù cùng có chung phần nghĩa cơ bản (đều dùng để chỉ người) nhưng hai từ vị (vị đại biểu, vị khách…) và tên (tên cướp, tên trộm…) lại có sắc thái nghĩa rất khác nhau. Nếu vị thể hiện thái độ kính trọng thì tên lại tỏ thái độ coi khinh.
– Khi lựa chọn từ ngữ, ngoài việc quan tâm đến phần nghĩa cơ bản, chúng ta cần phải quan tâm đến sắc thái nghĩa của từ. Bởi vì nếu không lựa chọn được từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp, chúng ta sẽ không thể diễn tả chính xác thái độ, tình cảm, nhận định… của mình đối với sự việc được đề cập trong câu hoặc đối với người nghe, người đọc.
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: