Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 8 trang 31 Tập 1 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn 8

Tài liệu soạn bài Tri thức ngữ văn trang 31 Tập 1văn8 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

soạn bài tri thức ngữ văn lớp 8 trang 31 tập 1 chân trời sáng tạo ngữ văn 8

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 31 Tập 1

1. Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên

– Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên được viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên, giải thích cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong thế giới tự nhiên.

– Cấu trúc của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên gồm các phần:

+ Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên.

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Phần kết thúc: thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

– Cách sử dụng ngôn ngữ: thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa, sinh …) động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (xoay, vỡ…), từ ngữ miêu tả trình tự (bắt đầu, kế tiếp, tiếp theo…)

2. Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

– Văn bản có cấu trúc so sánh và đối chiếu trình bày điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể:

+ So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí.

+ So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng.

– Văn bản trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu có thể sử dụng một số từ ngữ chỉ sự giống nhau (giống, mỗi, cũng…) và khác nhau (khác với, nhưng, mặt khác…) hoặc sử dụng một số kiểu sơ đồ, bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh, đối chiếu.

3. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

– Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Câu chủ đề trong đoạn văn mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.

+ Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của cây chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

+ Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

+ Đoạn văn song song là đoạn văn mà các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

+ Đoạn văn phối hợp: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-8/