Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

Tài liệu soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện | Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện

 Yêu cầu:

  • Nêu tên hai tác phẩm truyện được đưa ra để so sánh, đánh giá và nói rõ lí do chọn hai tác phẩm này.
  • Xác định rõ cơ sở so sánh và phạm vi các phương diện cần so sánh ở hai tác phẩm truyện.
  • Nêu cách thức đã thực hiện khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
  • Trình bày một số kết quả so sánh, đánh giá nổi bật (có phân tích các dẫn chứng tiêu biểu).
  • Khái quát được ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

Bài viết tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và so sánh hai tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng của văn học Việt Nam: “Nỗi Buồn Chiến Tranh” của Bảo Ninh và “Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Hai tác phẩm này đã làm nổi bật những góc khuất của lịch sử và những góc nhìn đa chiều về con người.

Trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tóm tắt lại nội dung của hai tác phẩm này. “Nỗi Buồn Chiến Tranh” của Bảo Ninh là tác phẩm kể về cuộc sống của một nhân vật sau khi chiến tranh kết thúc, anh ta đã phải chịu đựng những bi kịch và khó khăn của cuộc sống hàng ngày khi những kí ức về chiến tranh, những kỉ niệm đau thương cứ ùa về. Bằng cách tập trung vào nhân vật chính là Kiên, tác giả đã khắc họa một cách chân thực những tác động của chiến tranh lên tâm hồn con người. Với “Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” – Vũ Trọng Phụng, tác phẩm lại mô tả câu chuyện của xã hội trong thời kì âu hóa tân tiến, con người muốn hòa nhập vào lối sống thời thượng nên khiến cho xã hội trở nên kệch cỡm, dởm đời giữa thời kì “Á-Âu lẫn lộn”. Đó chính là nguyên nhân cũng như là môi trường lí tưởng để bọn lưu manh khôn lỏi, thất học như Xuân Tóc Đỏ có thể một bước lên tiên, hắn bước vào thế giới thượng lưu và thay đổi thân phận. Từ một thằng đi nhặt bóng ở sân quần biến thành một ông đốc-tờ Xuân, một anh hùng cứu quốc được người đời ca tụng, tán dương.

Dù khác đề tài tuy nhiên hai tác phẩm này đã tái hiện được những giá trị khác nhau. “Nỗi Buồn Chiến Tranh” tập trung vào việc tìm hiểu tác động của chiến tranh lên cuộc sống hàng ngày và tâm hồn con người, trong khi “Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” đặt vào trọng tâm vào cuộc cứu quốc kệch cỡm của bọn dởm đời, trở thành tiếng cười trào phúng xuyên suốt tác phẩm. Trong “Nỗi buồn chiến tranh” Bảo Ninh đã xây dựng cốt truyện xoay quanh nhân vật Kiên và các sự kiện hiện lên không mấy rõ ràng nhưng người đọc cũng có thể hiểu rõ bởi cách xây dựng nhân vật ở đây là một nhân vật trở lại từ chiến trường. Anh ấy sống trong cảm giác và kí ức chỉ mình anh ta thấu hiểu để rồi câu chuyện sẽ từ hiện tại ngược về quá khứ rồi lại quay về hiện tại. Đó chính là nét đặc sắc của tác phẩm này. Ngoài ra, tác giả thường sử dụng ngôn ngữ sâu sắc và tinh tế để tái hiện môi trường chiến tranh và tâm trạng của nhân vật. Còn với Vũ Trọng phụng, ông xây dựng một cốt truyện bất ngờ, kịch tính trong cuộc đấu quần vợt căng thẳng của hai nước Việt Nam và Xiêm La, cách xây dựng cốt truyện ấy càng khiến người đọc thấy rằng sự lố bịch trong thời kì đó. Nhà văn đã dùng những từ ngữ mỉa mai nhất để kể và tả lại các sự kiện. “Nỗi Buồn Chiến Tranh” thường nhấn mạnh vào sự mất mát và đau buồn trong cuộc sống thông qua diễn biến tâm lí của nhân vật Kiên trong khi “Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” lại nhấn mạnh vào những tình tiết vô lí để gây cười và mỉa mai.

Dù là hai tác phẩm khác nhau về nội dung và phong cách, “Nỗi Buồn Chiến Tranh” và “Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc” đều là những tác phẩm văn học đặc sắc của văn học Việt Nam. Chúng không chỉ làm rõ sự đau khổ và mất mát trong cuộc chiến, mà còn tôn vinh tình yêu quê hương và sự hy sinh của con người Việt Nam. Thông qua việc so sánh hai tác phẩm này, chúng ta có thể nhận thấy sự đa dạng và phong phú và cách nhìn thế giới đa chiều của các nhà văn cũng như những giá trị nhân văn và lịch sử mà chúng mang lại.

Trên đây là phần trình bày so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện của em, rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô và các bạn.

Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Kết Nối Tri thức. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-12/