Tài liệu Soạn bài Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương mônvăn6 gồm 2 trang trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc trong sách giáo khoa văn 6 Tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
– Các ý chính:
+ Khái quát tình cảm gắn bó của con người với quê hương: tình cảm thiêng liêng.
+ Một số biểu hiện cụ thể tình cảm gắn bó của con người với quê hương:
• Những món ăn ông nấu, câu chuyện cổ mà bà kể, bạn bè cùng nhau vui đùa,…
• Cánh đồng bát ngát, lũy tre đầu làng,…
+ Ý nghĩa của tình quê hương đối với mỗi người:
• Giúp con người sống tốt hơn;
• Động lực giúp con người luôn có ý thức phấn đầu hoàn thiện bản thân;
• Động lực phát triển để đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước,…
b. Tập luyện
2. Trình bày bài nói
Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương – tình cảm thiêng liêng luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp sự gắn bó của con người với quê hương như khoảnh khắc quây quần bên gia đình. Những người con, người cháu xa quê luôn ngóng chờ ngày quay trở về thăm gia đình, họ hàng. Họ luôn nhớ về những món ăn ông nấu mang đậm đặc sản của quê nhà. Hay là những tre hè oi bức ngồi nghe các câu chuyện cổ mà bà kể. Hay những giây phút tinh nghịch bạn bè cùng nhau vui đùa dưới gốc cây đa sân đình… Dù có đi thật xa, trải qua nhiều khung cảnh tươi đẹp thì chúng ta không bao giờ quên được cánh đồng lúa chín bát ngát, vàng rực một vùng. Những lũy tre xanh mướt từng khóm to mọc đầu làng đã trở thành dấu hiệu nhận biết khi trở về quê nhà.
Ý nghĩa của tình quê hương đối với mỗi người là rất to lớn. Nó giúp con người sống tốt hơn, lạc quan hơn, yêu thương hơn với những con người, cảnh vật xung quanh mình. Đó còn là động lực giúp con người luôn có ý thức phấn đầu hoàn thiện bản thân. Chúng ta ra sức học tập, rèn luyện bản thân để phát triển. Và từ đó tạo ra động lực đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước. Từng hành động tốt đẹp nhỏ đều góp phần khiến cho vùng đất yêu thương của chúng ta trở nên lớn mạnh hơn.
3. Sau khi nói
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 6. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: