Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống | Ngữ văn 11 Cánh diều

Tài liệu soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống | Ngữ văn 11 Cánh diều

Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một hiện tượng đời sống 

1. Định hướng

a) Trình bày ý kiến đánh giá và bình luận về một hiện tượng đời sống là đưa ra các quan điểm, nhận xét, trao đổi về một hiện tượng nào đó trong đời sống, có liên quan đến nhiều người.

b) Để trình bảy ý kiến một cách thuyết phục và trao đổi có hiệu quả, các em cần lưu ý:

– Xác định đúng vấn đề cần đánh giá, bình luận (tỉnh thời sự, ý nghĩa đối với nhóm người, giới hoặc cộng đồng….).

– Nội dung trình bày cần phù hợp với đối tượng người nghe.

– Người trình bảy cần có thái độ tôn trọng người nghe.

– Ngôn ngữ, giọng điệu phải phù hợp với đối tượng người nghe và nội dung trình bày.

– Cần tập trung vào nội dung của cuộc thảo luận, lắng nghe ý kiến, nhận xét, giọng điệu riêng của những người tham gia, chú ý quan sát thái độ, điệu bộ, cử chỉ của người nói để hiểu đúng và đầy đủ suy nghĩ, quan điểm của họ, từ đó, có những phản hồi, trao đổi phù hợp.

2. Thực hành

Bài tập (trang 141 Sách giáo khoa Văn11 Tập 2): Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

a) Chuẩn bị

– Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình:

+ Tham khảo phần Viết, bổ sung, điều chỉnh nội dung cho phủ hợp với yêu cầu bài nói.

+ Chỉ ra những mong muốn, băn khoăn, thắc mắc muốn được trình bày, trao đổi.

– Chuẩn bị các phương tiện cần thiết để bài nói trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

b) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Nói và nghe, mục e (trang 29); đổi chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

* Bài nói mẫu tham khảo

Trong tiết học ngày hôm nay, em xin trình bày những ý kiến của bản thân về vấn đề “Việc sử dụng các từ tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt trẻ đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt”. Mời cô cùng các bạn theo dõi, lắng nghe.

Ngày nay, việc giao lưu hội nhập quốc tế đòi hỏi con người phải học thêm ngoại ngữ. Trong đó, tiếng Anh được người học coi là “sự lựa chọn hàng đầu”. Vì thế, hiện tại, ở Việt Nam, việc học tiếng Anh đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một vài người đang có xu hướng lạm dụng ngôn ngữ đó vào giao tiếp hàng ngày. Hành vi này đã dẫn đến nguy cơ đánh mất sự trong sáng vốn có ở tiếng Việt.

Vậy nguyên nhân của thực trạng này đến từ đâu? Trước hết, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do tư tưởng sính ngoại cùng những ảo tưởng về sự sang trọng, thời thượng, thích thể hiện của một vài cá nhân. Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn đến từ suy nghĩ lệch lạc khi tiếp nhận các trào lưu, xu hướng mới mẻ.

Lạm dụng tiếng Anh trong giao tiếp để lại rất nhiều hệ lụy đáng báo động. Chêm xen tiếng Anh vào tiếng Việt khiến cho cuộc trò chuyện dễ bị cản trở vì không phải ai cũng hiểu được nghĩa của từ ngữ mà người nói sử dụng thay thế cho tiếng Việt. Từ đó, dẫn tới việc người nghe khó hiểu, không tiếp nhận đầy đủ thông tin. Đồng thời, lạm dụng tiếng Anh còn dễ dàng làm mất đi sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Việc giao tiếp kiểu nửa Anh, nửa Việt khiến con người dễ quên đi các quy tắc, chuẩn mực chung của ngôn ngữ dân tộc. Bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn bè quốc tế lầm tưởng tiếng Việt nghèo nàn, không đủ khả năng diễn đạt những ý nghĩa cơ bản.

Bởi vậy, là người Việt Nam, chúng ta phải ra sức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Đầu tiên, mỗi người cần hiểu được những vai trò, giá trị mà Tiếng Việt chứa đựng, luôn biết tự hào về sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Ngoài ra, mỗi người cần sử dụng tiếng Anh đúng lúc, đúng chỗ và đúng đối tượng giao tiếp.

Bài thuyết trình của em đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

c) Kiểm tra và chỉnh sửa Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 5, phần Nói và nghe, mục đ (trang 29) đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Nội dung trên thuộc soạn văn 11. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được  tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-11/