Tài liệu soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
Câu hỏi trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 2: Trước ý kiến về một vấn đề đời sống được bàn luận (liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành), người nghe có thể tán thành hay phản bác. Thói quen trao đổi như thế là rất cần thiết. Được tán thành, người nói sẽ thấy tự tin hơn vì những điều mình trình bày có sức thuyết phục. Gặp sự phản bác, người nói cần kiểm tra lại ý kiến của mình, biết điều chỉnh nếu thấy chưa đúng và biết cách bảo vệ nếu thấy xác đáng.
Trả lời:
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
– Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý
– Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày
– Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến
– Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng
b. Tập luyện
Đối với kiểu bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống, hình thức tập luyện theo nhóm là thích hợp nhất.
2. Trình bày bài nói
a. Người nói
– Trình bày ý kiến về vấn đề
– Bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe
b. Người nghe
– Tiếp nhận và suy nghĩ về ý kiến của người nói
– Nêu ý kiến trao đổi
3. Sau khi nói
Người nói và người nghe cùng trao đổi để đánh giá và rút kinh nghiệm về một số mặt:
– Vấn đề đời sống được bàn luận có hấp dẫn và thiết thực không?
– Cách trình bày và cách bảo vệ ý kiến của người nói đạt ở mức nào?
– Cách phản bác của người nghe có tác dụng tích cực với người nói không?
– Việc tổ chức thảo luận về các vấn đề đời sống, việc thể hiện rõ ràng thái độ tán thành hay phản bác những ý kiến đã phát biểu có ý nghĩa gì?
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 7. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: