Tài liệu soạn bài Tự đánh giá: Treo biểnvăn8 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Soạn bài Tự đánh giá: Treo biển
Đọc văn bản “Treo biển” (trang 106 – 107 sgkvăn8 Tập 1 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 106 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Nội dung chính của văn bản Treo biển là gì?
A. Miêu tả cửa hàng bán cá
B. Kể chuyện về người mua cá
C. Nêu cảm nghĩ về chiếc biển hiệu
D. Kể chuyện về chiếc biển hiệu
Trả lời:
Đáp án D.
Câu 2 (trang 106 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Người bán hàng treo biển để làm gì?
A. Để quảng cáo hàng
B. Để mọi người góp ý
C. Để trang trí cửa hàng
D. Để cửa hàng đỡ trống trải
Trả lời:
Đáp án A.
Câu 3 (trang 107 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Tấm biển có những thông tin nào?
A. Địa điểm, thời gian, cách thức bán hàng
B. Địa điểm, mặt hàng, chất lượng hàng
C. Địa điểm, mặt hàng, thời gian bán hàng
D. Địa điểm, mặt hàng, cách thức bán hàng
Trả lời:
Đáp án B.
Câu 4 (trang 107 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Trong câu “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa tường minh?
A. Tại đây có bán cá tươi
B. Tại đây không bán cá khô
C. Tại đây không bán cá ươn
D. Tại đây không mua cá
Trả lời:
Đáp án A.
Câu 5 (trang 107 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Trong câu “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa hàm ẩn?
A. Ở đây không bán các loại cây
B. Ở đây không mua các loại hoa quả
C. Ở đây không bán cá chết, cá ươn
D. Ở đây có bán các loại cá tưới
Trả lời:
Đáp án C.
Câu 6 (trang 107 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Nêu một số đặc điểm nổi bật của truyện thể hiện qua văn bản Treo biển.
Trả lời:
– Truyện mang yếu tố hài hước, gây cười: người bán hàng không có chính kiến bản thân, đi nghe lời mọi người dổi tên biển hiệu hết lần này đến lần khác, cuối cùng là cất luôn không treo nữa.
– Cách xây dựng truyện: cái tên sau mỗi lần góp ý của mọi người lại rút ngắn thêm, khiến người đọc phải bật cười vì sự bị động, hành động ngu ngốc của người chủ.
Câu 7 (trang 107 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Tại sao không thể bỏ đi các chữ như mọi người đã góp ý?
Trả lời:
– Nếu bỏ đi các chữ như mọi người đã góp ý thì mục đích của người bán hàng không thành công.
Câu 8 (trang 107 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Truyện Treo biển phê phán hiện tượng gì?
Trả lời:
– Truyện phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung trong cuộc sống.
Câu 9 (trang 107 Sách giáo khoa Văn8 Tập 1): Theo em, chi tiết nào đáng cười nhất trong truyện Treo biển? Vì sao?
Trả lời:
– Theo em, chi tiết đáng cười nhất trong truyện là chi tiết người bán hàng cất luôn biển đi, không treo nữa. Vì qua đó, ta thấy được việc không hiểu được nội dung, ý nghĩa của tấm biển, bị động đi nghe lời mọi người, rồi cuối cùng lại quyết định cất đi.
—
Nội dung trên thuộc soạn văn 8. Các bạn học sinh có thể theo dõi nội dung đầy đủ được tổng hợp tại đây: