Soạn bài Tự do | Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

Tài liệu soạn bài Tự dovăn12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Cùng SoanVan theo dõi nội dung dưới đây nhé!

Soạn bài Tự do | Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tự do

Nội dung chính: Văn bản “Tự do” thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người.

* Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 17 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ.

Trả lời:

Chủ thể trữ tình: tôi

Câu 2 (trang 17 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Liệt kê các hình ảnh liên kết với hành động “viết tên em” trong mỗi khổ thơ. Trong các hình ảnh đó, hình ảnh nào mang ý nghĩa tượng trưng, hình ảnh nào mang ý nghĩa siêu thực?

Trả lời:

– Những hình ảnh liên kết với hành động “viết tên em”: trang vở, bàn học, cây xanh, đất cát, tuyết, trang sách, tro tàn, gươm đao, mũ áo, sa mạc, rừng hoang, tổ chim, hoa trái, khoanh bánh trắng, mảnh trời xanh, ao, hồ, vầng trăng, đại dương, tàu thuyền, núi non, áng mây, hạt mưa, cây đèn,…

– Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng: sách vở, đất cát, gươm đao, rừng hoang, tổ chim, trời xanh, bàn học, tuyết, cây đèn,…

– Những hình ảnh mang ý nghĩa siêu thực: tàu thuyền, vầng trăng, ngọn hải đăng đổ nát, núi non, áng mây, hạt mưa,…

Câu 3 (trang 17 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Trong khổ thơ cuối, hành động “viết tên em” được thay thế bằng hành động “gọi tên em”. Sự thay đổi này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Hành động “viết tên em”: thể hiện cảm xúc dạt dào, thiết tha, chân thành và một tình yêu, niềm khao khát mãnh liệt dành cho tự do.

– Hành động “gọi tên em”: nhấn mạnh hơn, bạo dạn hơn, ý thức một cách mãnh liệt để giành lại tự do.

Câu 4 (trang 17 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Chủ thể trữ tình “bắt đầu lại cuộc đời” với phép màu của “một tiếng” – TỰ DO. Theo bạn, tại sao tiếng TỰ DO có thể mang đến phép màu đó?

Trả lời:

Tiếng TỰ DO có thể mang đến phép màu đó vì:

– “Tự do” được ẩn dụ sau từ “em”, “em” chính là tự do.

– Toàn bộ bài thơ hướng về sự khát khao, tôn thờ TỰ DO.

– Và chính điều đó khiến cho chủ thể trữ tình tiếp tục hành động, lấy “tự do” làm động lực để vực dậy tinh thần, để đứng lên.

Câu 5 (trang 17 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Theo bạn, bài thơ thể hiện thông điệp gì? Biện pháp tu từ điệp cấu trúc đã góp phần thể hiện thông điệp đó như thế nào?

Trả lời:

– Thông điệp: khát vọng tự do, lời kêu gọi hành động vì tự do khi đất nước bị xâm lăng.

– Biện pháp điệp cấu trúc: Tôi viết tên em

+ Tạo nhạc điệu cho bài thơ.

+ Người đọc liên tưởng tới những nốt nhấn của một bản giao hưởng. Nó dội vào lòng người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí, đồng thời sự lặp lại tạo ra điệp khúc.

+ Sự lặp lại nhiều lần gợi một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn, vững bền không thể đổi thay.

+ Những lời tự nhủ, những lời khắc cốt ghi tâm ấy cũng chính là cách để nhà thơ thể hiện sự tôn thờ, đề cao tự do. Đó là khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới tự do.

Câu 6 (trang 17 Sách giáo khoa Văn12 Tập 2): Hãy xác định mối liên hệ giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời:

– Chủ đề, tư tưởng tác phẩm: khát vọng tự do

– Cảm hứng chủ đạo: Cảm xúc hướng về sự tự do tha thiết, nhà thơ viết tên tự do lên mọi nơi Thể hiện quyết tâm, hành động hướng tới, dành và bảo vệ tự do Nhà thơ sẵn sàng bắt đầu lại cuộc đời để được gắn với Tự do

– Mối liên hệ giữa chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn bản gắn bó chặt chẽ, xuyên suốt là khát vọng tự do, là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít xâm lăng.

 

Nội dung thuộc soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo. Các bạn có thể theo dõi nội dung tổng hợp tại đây:

https://soanvan.com.vn/chuyen-muc/tai-lieu-van-12/